Diên Hi Công Lược và Như Ý Truyện đã chứng minh: Tranh sủng chỉ dùng nhan sắc thôi chứ đủ, mà cần cả gia thế!

Kênh 14 - 30/08/2018, 03:48

Cao quý phi, Phú Sát Hoàng hậu hay Nhàn phi đều là những nhân vật "máu mặt" trong hậu cung của Như Ý Truyện và Diên Hi Công Lược vì họ đều có những thế lực chống lưng.

Quá khứ hay hiện tại, dù ở thì nào đi chăng nữa thì việc bạn cần "một cái ô" để che chở luôn là điều cần thiết. Nhất là khi bạn sống giữa một rừng mỹ nhân, ai ai cũng mưu cầu tranh sủng thì việc có một thế lực đứng sau như một tấm giáp bảo vệ mình qua cơn sóng gió mỗi độ biến về.

Sống trong Tử Cấm Thành chưa bao giờ là điều dễ dàng với bất cứ ai, việc này thể hiện rõ ràng qua những thước phim mà các bạn đang hào hứng xem. Chỉ cần sơ suất là có thể bị đánh đổi bằng tính mạng ngay. Vậy cho nên tìm cho bản thân một điểm tựa vững chắc để củng cố vị trí trong hậu cung, không bị người khác bắt nạt là điều cần thiết. Cùng nhìn lại một số loại nhân vật có "ô dù" trong Như Ý Truyện Diên Hi Công Lược .

Xuất thân cao quý, dòng dõi hiển hách

Điển hình cho trường phái này là hai vị Phú Sát Hoàng hậu trong Diên Hi Công Lược và Như Ý Truyện. Vì cùng là tuyến nhân vật Hiếu Hiền Hoàng hậu trong lịch sử, cả Lang Hoa (Như Ý Truyện) lẫn Dung Âm (Diên Hi Công Lược) đều thể hiện trong phim bản thân thập toàn cao quý. Vốn có xuất thân Phú Sát Thị thuộc Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ, đời nào cũng có người làm quan, vinh hiển gia tộc là vô cùng lớn.

 - Ảnh 1.

Cả hai vị hoàng hậu đều có xuất thân cao quý, gia tộc hiển hách có tiếng nói trong triều đình.

Trong Diên Hi Công Lược, bản thân nhân vật Dung Âm luôn ý thức về sự cao quý – thể diện của dòng tộc mình. Từ nhỏ nàng được giáo dục không khác gì để là một mẫu nghi thiên hạ trong tương lai, dù bản thân luôn khát khao tự do và ước ao có được tình yêu của đế vương. Nhưng dưới vỏ bọc của một hoàng hậu, vinh hiển của gia tộc không cho phép Dung Âm tự do.

 - Ảnh 2.

Phú Sát Dung Âm từ bỏ đi danh vị hoàng hậu bằng cách tự tử

Về phần Lang Hoa (Như Ý Truyện), từ đầu đã được Thái hậu nhắm cho vị trí đích phúc tấn. Tuy Hoằng Lịch chọn Thanh Anh làm đích phúc tấn nhưng dưới sự khuyên can của Ung Chính, Lang Hoa đường đường chính chính trở thành mẫu nghi thiên hạ. Khác với Dung Âm luôn có được sự ân sủng, đối với Lang Hoa, Càn Long luôn giữ ở mức trung dung, không yêu không ghét. Thậm chí ở trong truyện, khi Lang Hoa chết chỉ có di nguyện muốn hoàng đế gọi tên, Càn Long cũng chẳng nhớ nổi.

 - Ảnh 3.

Lang Hoa dù tâm cơ đến mấy cũng là một nhân vật bất hạnh trong Như Ý Truyện khi đến tận lúc chết, nàng nhận ra đến tên của mình hoàng thượng cũng chẳng nhớ

"Nhà mặt phố - bố làm to" thì hoàng thượng cũng phải nể nang đôi ba phần

Còn nhớ trong Diên Hi Công Lược, Nguỵ Anh Lạc đã "dằn thẳng mặt" Càn Long vì Cao Bân thân phụ của Cao Quý Phi có công với triều đình mà phải đi sủng hạnh quý phi không khác gì "gái lầu xanh lấy lòng khách". Dù chỉ là "lời nói gió bay" nhưng điều Nguỵ Anh Lạc nói cũng không thể phủ nhận là nó đúng.

 - Ảnh 4.

 

Trong Hậu Cung Như Ý Truyện, Tuệ quý phi (Cao Hy Nguyệt) tuy có xuất thân bao y (giai cấp hèn kém phục vụ cho người Mãn) nhưng lại có cha là Cao Bân, một vị đại học sĩ trong triều. Bố làm to như vậy, lại còn là vị quý phi duy nhất trong cung thì bảo sao lại không hống hách?

 - Ảnh 5.

Tuệ quý phi vừa mới lên sàn tới tập 7 đã có một màn drama ra trò khi vu khống Hải Lan ăn cắp than của mình

Ở Diên Hi Công Lược, Cao Quý phi nương nương lại "ác một cách giải trí". Cao Bân dùng Cao quý phi như một công cụ của nhà họ Cao, nếu Cao quý phi thất sủng thì Cao Bân sẵn sàng đưa "hai cô em gái" mà Cao quý phi vô cùng ghét nhập cung. Tuy luôn thể hiện bên ngoài là một người mạnh mẽ, tuy nhiên ám ảnh về cái chết của mẹ luôn giữ trong lòng Cao Hinh Ninh. Đến tận lúc chết, sau khi hát hí thoả đam mê xong thì Cao Quý phi cũng kịp để lại di nguyện cho mình và mẹ với hoàng thượng. Đồng thời cũng không quên đóng vai ác "cú chót" khi giết luôn 2 cô em gái nhà họ Cao.

 - Ảnh 6.

Cao Quý phi cầu xin hoàng thượng lấy lại danh dự cho thân mẫu của mình trước khi chết.

Hay như Nhàn phi (Như Ý trong Như Ý Truyện và Huy Phát Na Lạp Thục Thận trong Diên Hi Công Lược) cũng thuộc hàng "tai to mặt lớn". Dòng họ Ô Lạt/Huy Phát Na Lạp thị cũng thuộc dòng dõi cao cấp chín hoàng kỳ, thế nên mới được chọn làm trắc phúc tấn của Hoằng Lịch. Mãi sau này khi gia đình có biến, Nhàn phi mới rơi vào cảnh chơi vơi vì trong cung không còn người nể mặt, mới phải "hoá ác" để vực dậy bản thân.

 - Ảnh 7.

 

Không có xuất thân cao quý, không có bố làm quan to, hoàng thượng lại không sủng? Còn không mau đi nịnh mẹ chồng!

Trong Diên Hi Công Lược, người nịnh mẹ chồng giỏi nhất còn ai khác ngoài Nguỵ Anh Lạc!? Sau khi làm cho Thái hậu vui trong tập 41, từ một quan nữ tử Nguỵ Anh Lạc vọt thẳng thành Nguỵ quý nhân. Đã vậy sau này khi bị hoàng thượng thất sủng, Lệnh phi vẫn vô cùng tự tin giáng cho Thư tần một cái tát "kinh thiên động địa" vì đã có thái hậu chống lưng.

 - Ảnh 8.

Tát Thư tần là chuyện nhỏ, thị uy hậu cung "Ta có mẹ chồng chống lưng" mới là chuyện lớn!

Tạm kết

Suy cho cùng, chẳng có "ô dù" nào có thể vững bền bằng sự yêu thích của đế vương. Tuy nhiên trong các bộ phim cung đấu, việc một vị nương nương có được tình cảm của vua là điều vô cùng xa xỉ. Bản thân Càn Long trong Diên Hi Công Lược từng nói, đối với phi tần ở hậu cung – chỉ có thể sủng, không thể nào yêu. Nhất là với một nhân vật lịch sử phong lưu vào hàng bậc nhất như Càn Long, thì sẽ chẳng có phép màu nào dành cho các vị nương nương trong cả Diên Hi Công Lược lẫn Như Ý Truyện đâu!

 - Ảnh 9.

 

Đón xem Hậu Cung Như Ý Truyện phát sóng lúc 20h thứ Hai đến thứ Năm hàng tuần trên trang mạng Tencent, phiên bản lồng tiếng Việt lúc 13h thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần trên HTV7 từ ngày 1/9/2018.

Theo JC/Trí thức trẻ

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất