Vì sao phim tình dục luôn được chú ý ở các kỳ LHP Cannes?
Trong lịch sử của mình, LHP Cannes đã gặp không ít chỉ trích khi tung hô những bộ phim tranh cãi.
- Mẹ mỹ nhân Chiếc Lá Cuốn Bay nhận được thùng đồ bí ẩn từ kẻ lạ
- Vi đâu bản cover triệu view của Nam Em bay màu khỏi YouTube?
- Mặc vest bảnh trai, nhưng Hoàng Cảnh Du lại không xuất hiện tại thảm đỏ Cannes vì... tắc đường
- Brooklyn cột tóc lãng tử giống bố, Victoria khoe dáng mảnh mai tại Cannes
- Sao thế giới đổ bộ đến Cannes trước giờ khai mạc
Telegraph đặt tiêu đề “Mặt trời, sex và Spielberg” khi nói về Cannes 2016. Nhưng không phải đợi đến năm 2016, đề tài về tình dục mới được nói đến như điểm nhấn của LHP Cannes, suốt những thập kỷ qua, những tác phẩm bị gán mác 18+ hay gợi dục luôn tạo ra phản ứng trái chiều. Khen ngợi có, chê bai, phê bình cũng có, tất cả tạo nên bức tranh toàn cảnh về Cannes - LHP nghệ thuật không thiếu yếu tố gây sốc.
Hơn cả thế, không ít các bộ phim bị “phỉ nhổ” khi ra mắt vẫn được lòng các thành viên ban giám khảo LHP Cannes.
Những tác phẩm gây tranh cãi được vinh danh
Thập niên 60, Cannes bước qua những rào cản từ dư luận, tôn giáo và chính quyền để vinh danh hai tác phẩm gây tranh cãi - Viridiana và La Dolce Vita.
Cảnh gây tranh cãi trong phim khi một cô gái sắp trở thành nữ tu bị người họ hàng chuốc thuốc và có ý định cưỡng hiếp. |
Viridiana làm nên hiện tượng khi ẵm giải Cành cọ vàng tại LHP Cannes 1961 bất chấp những chỉ trích lớn từ chính quê nhà và Giáo hội Vatican.
Phim là câu chuyện về Viridiana - một cô gái trẻ chuẩn bị cho lễ thụ phong thành nữ tu. Trước ngày trọng đại, cô đã đến gặp người họ hàng đã cưu mang mình. Nhưng điều cô không ngờ là người chú này lại muốn Viridiana mặc váy cưới và kết hôn với ông. Cô bị chuốc say đến bất tỉnh và suýt bị cưỡng hiếp. Sau đó, người chú treo cổ tự vẫn, cô tiếp tục ở lại bên Jorge - con trai của ông này.
Kết phim khi nhân vật nữ chính Viridiana vào phòng Jorge và người giúp việc để lại nhiều nghi ngờ về việc họ đã có mối quan hệ thể xác tập thể.
Với các nhà phê bình Viridiana là tác phẩm để lại nhiều suy ngẫm, “kiệt tác điện ảnh”. Nhưng cơ quan điện ảnh Tây Ban Nha lại xem xét thu hồi và cấm phát hành. Một tờ báo chính thức của Tòa thánh Vatican coi đây là “sự báng bổ”.
La Dolce Vita - như tên tác phẩm - Cuộc sống ngọt ngào đã làm nên cơn địa chấn của điện ảnh Ý với thế giới. Phim nhận giải Cành cọ vàng năm 1960 và một giải Oscar cùng năm.
Phim là câu chuyện về anh chàng nhà văn trung lưu đưa tin về cuộc sống xa hoa đầy góc tối tại Rome. Nữ diễn viên chính trong phim - Anita Ekberg được biết đến như biểu tượng gợi cảm thập niên 60. Phim có những cảnh sex trần trụi giữa nam chính và nhiều diễn viên nữ trong phim.
Cảnh phim trở thành kinh điển trong La Dolce Vita. Ảnh: IMDB
|
La Dolce Vita đã tái hiện một La Mã đầy khoái cảm, cạm bẫy với bất kỳ ai. Cuộc sống về đêm tại đây là sự cuồng loạn của những con người tới từ tầng lớp thượng lưu. Đại diện giám khảo Cannes - ông Simenon từng ca ngợi đây là "tác phẩm đột phá nhất màn ảnh thập kỷ 60". New York Times khen ngợi phim khéo léo tổng hợp những chuỗi tình tiết để thành "bản tình ca mỉa mai đáng suy ngẫm". Nhà phê bình phim Roger Ebert đánh giá đây là tác phẩm hay nhất của đạo diễn Federico Fellini.
Nhưng đạo diễn phim - ông Federico Fellini đối diện những chỉ trích từ Giáo hội Ý với lập luận phim là sự tội lỗi. Chính quyền Tây Ban Nha cũng cấm phát hành phim trên toàn quốc vì đây là tác phẩm "đáng xấu hổ".
Sau những lần bỡ ngỡ với phim đề tài 18+, Cannes mạnh dạn hơn với loạt phim có cảnh nóng trần trụi như trong Sex, Lies and Videotape (1989), Brown Bunny (2003). Tất nhiên, không phải mọi phim nóng gây ồn ào đều được đánh giá cao. Đỉnh điểm nhất là Brown Bunny - tác phẩm bị giới phê bình chỉ trích "tệ hại nhất lịch sử Cannes".
Blue Is The Warmest Color với những cảnh nóng đồng tính kéo dài được tôn vịnh với giải Cành cọ vàng. Ảnh: DM. |
Phim dán mác 18+ dự thi ngày càng nhiều
Không dừng ở đó, những năm gần đây, số lượng phim gán mác 18+ hay chủ đề đồng tính tăng với cấp số nhân tại LHP.
Blue Is The Warmest Color (Màu xanh là màu nóng - 2013) của đạo diễn Abdellatif Kechiche là dự án gây xôn xao nhất trong 10 năm trở lại. Phim nhận giải Cành cọ vàng với những cảnh sex kéo dài 15 phút của hai nhân vật nữ chính.
New York Times đánh giá "đây là tác phẩm tạo khoái cảm mạnh nhất lịch sử Cannes". Phim là câu chuyện về một nữ sinh mơ ước trở thành cô giáo ở tuổi 15. Cô từng lên giường với những người đàn ông để rồi nhận ra tình yêu đồng giới với một họa sĩ có mái tóc xanh. Với những cảnh quay chân thực, khuôn hình cận mặt diễn viên, phim thành công khi lột tả diễn biến nội tâm của từng nhân vật.
Trang tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes cho biết có 91% nhà phê bình cho bộ phim đánh giá tích cực với điểm trung bình là 8.2/10 dựa trên 160 bài phê bình.
Nhưng không thể phủ nhận, đây là tác phẩm đồng tính với những cảnh nóng như phim khiêu dâm.
Sau thành công của Blue Is The Warmest Color, Nymphomaniac - Người đàn bà cuồng dâm - 2013, Love của Gaspar Nóe hay Carol... đang tiếp tục làm nóng Cannes bởi cảnh nóng táo bạo.
Cannes mạo hiểm bằng sự khác biệt?
Lễ trao giải điện ảnh Oscar của Mỹ tôn vinh những tác phẩm điện ảnh tạo được dấu ấn sau khi công chiếu. Nhưng Cannes là địa hạt quảng bá những bom tấn chưa ra rạp. Ban tổ chức cần hơn nữa sự mới lạ, độc đáo và sự tranh cãi.
Ngay từ xuất phát điểm, Cannes đã khác Oscar và họ tìm lối đi riêng cho những bộ phim ra mắt trong khuôn khổ LHP.
"Những bộ phim gây tranh cãi dù gay gắt nhất tại Cannes đều được chứng minh có giá trị nghệ thuật", nhận định này của một nhà phê bình không hề sai lầm.
Cannes chào đón những tác phẩm gây tranh cãi về tình dục và tâm lý. Vương quốc nhục cảm từng bị chỉ trích phim khiêu dâm trước khi được nhìn nhận về giá trị nghệ thuật sau nhiều năm công chiếu tại Cannes. Ảnh: Sina.
|
Thập niên 70, Vương quốc nhục cảm của đạo diễn Nagisa Oshima từng bị chỉ trích là rác rưởi khi công chiếu tại Cannes. Với câu chuyện về một cô gái điếm giải nghệ trở thành hầu phòng. Nhân vật này cám dỗ ông chủ và sau đó bỏ đi khắp nơi với người tình. Họ chìm đắm trong tình dục và cuối cùng người tình chết dưới tay cô sau một trận mây mưa.
Nhật Bản cấm phát hành Vương quốc nhục cảm, nữ chính bị cấm vận. Nhưng, Cannes lại chào đón. Phải mất thập kỷ sau, Vương quốc nhục cảm mới được công nhận là tác phẩm lột trần tâm lý trần tục của con người.
Hơn nửa thập kỷ, Cannes không ngại sự chê bai, phê bình và thậm chí báng bổ từ giới chức.
Hơn thế, LHP của nước Pháp được biết đến nhiều hơn, trở thành sự kiện được chú ý nhất điện ảnh châu Âu.
Video được xem nhiều nhất