"Thiên đường vá trinh" mới gây tranh cãi
Vì xã hội khắt khe khiến nhiều phụ nữ Tunisia cảm thấy lo sợ, phải đi tìm lại cái ngàn vàng mà mình đã đánh mất để có thể lấy được chồng.
Sức nặng của chữ "trinh"
Tunisia là một quốc gia ở Bắc Phi, một thành viên của Liên đoàn Ả Rập. Năm 2014, bình đẳng giới và quyền tự do cá nhân của nữ giới đã được thừa nhận trong Hiến pháp nước này.
Cũng vì vậy những người phụ nữ Tunisia càng trở nên cởi mở, mạnh dạn (cũng có thể là dễ dàng) hơn trong tình yêu.
Trong các năm trở lại đây, nữ giới Tunisia trải qua chuyện giường chiếu trước hôn nhân ngày càng có số lượng đông hơn. Họ sẵn sàng thả mình vào các cuộc tình cháy bỏng, trao gửi "cái ngàn vàng" cho người đàn ông khiến họ say đắm.
Tuy nhiên, những cô gái Tunisia cũng nhanh chóng nhận ra sự thực phũ phàng rằng, định kiến xã hội vẫn chưa thể nào xóa bỏ được.
Tunisia là quốc gia Hồi giáo vẫn còn nhiều định kiến khắt khe đặt ra cho phụ nữ
Đã có vô số phụ nữ không giữ được mình mà trót phạm vào điều cấm. Họ phải chịu nỗi sợ hãi, bất an, đau khổ, dằn vặt. Những cô gái không còn trong trắng trước hôn nhân bị phát hiện sẽ bị xã hội, thậm chí cả những người thân của mình hắt hủi, coi thường...
Ngay cả những người đàn ông mà các thiếu nữ chấp nhận liều lĩnh từ bỏ "đời con gái", họ cũng xem nhẹ và cho rằng những cô gái ấy dễ dãi, họ cũng không chấp nhận nếu người vợ mình lấy về không còn trinh tiết.
Vì vậy, phụ nữ Tunisia phải lén lút, giấu diếm những cuộc tình của họ. Và để xuất giá được, họ chỉ còn nước đi tìm lại "cái ngàn vàng" mà mình đã đánh mất.
Phẫu thuật "đời con gái"
Vì càng ngày, các thiếu nữ Tunisia càng gia tăng việc có ái ân trước khi kết hôn. Vì vậy, các dịch vụ tìm lại trong trắng cho nữ giới ở đây cũng trở nên nở rộ và phát triển.
Tunisia trở thành thiên đường vá trinh mới, với số lượng đông đảo phụ nữ tiến hành thủ thuật dao kéo này. Một bác sĩ ở phía Nam đảo Djerba (Tunisia) tiết lộ, mỗi năm, ông phải thực hiện đến hàng trăm ca phẫu thuật lại "cái ngàn vàng".
Nhiều phụ nữ Tunisia buộc phải đi vá cái ngàn vàng để lấy chồng
Dĩ nhiên, những thủ thuật này đều diễn ra trong kín đáo, lặng lẽ. Những phụ nữ tìm đến các bệnh viện, thẩm mỹ viện có dịch vụ này cũng đều giấu tên thật của họ, gương mặt họ như thế nào cũng không ai biết, vì họ luôn đội khăn và che kín mặt.
Để thực hiện các cuộc dáo kéo này, các cô gái sẽ phải chi trả số tiền khoảng 2.000 euro (tương đương hơn 50 triệu đồng). Một số tiền không phải nhỏ, nhất là đối với những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập bấp bênh.
Vậy nhưng họ sẵn sàng bỏ ra để đánh đổi lấy một cơ hội có được chồng, để họ yên tâm rằng mình vẫn còn trong trắng khi xuất giá, dù sự trong trắng ấy chỉ là hình thức, chỉ là cái được tạo ra vì định kiến xã hội.
Tranh cãi nổi lên
Việc khâu vá lại "cái ngàn vàng" gây ra nhiều tranh cãi. Có thể nói rằng, sự trong trắng được tìm lại giống như đồ giả và mang tính hình thức.
Và trong hôn nhân, đó là một sự lừa dối đối với bạn đời của mình. Dĩ nhiên, các cô gái cũng không muốn làm vậy, thậm chí, họ còn phải bỏ túi ra cả đống tiền của. Nhưng sự thực là các cô gái Tunisia đụng dao kéo để qua mắt người chồng của họ.
Ở một góc độ khác, những người phản đối việc tái tạo "đời con gái" vì cho rằng đây là hành động này càng cổ xúy cho những định kiến đối với người phụ nữ, đi ngược lại với quyền tự do cá nhân của một con người.
Phụ nữ ở Tunisia đấu tranh giành nữ quyền
Một bác sĩ ở Tunisia đã thốt lên rằng, vì sao người phụ nữ lại phải chịu trách nhiệm cho việc họ bị mất đi "cái ngàn vàng". Nhưng chữ "trinh" vẫn đè nặng và việc đánh mất trinh tiết vẫn là nỗi khổ sở của nhiều cô gái.
Thêm một góc độ khác là, nhiều người lại cho rằng việc khâu vá "đời con gái" làm cho ý nghĩa của chữ "trinh" mất đi, đức hạnh, sự trong trắng của người con gái không còn được đề cao, coi trọng.
Những người theo đạo Hồi thì cho rằng, đây là việc làm sai trái, cấm kỵ, đi ngược lại với quy định của Hồi giáo.
Tuy nhiên, một bộ phận khác lại cho rằng, vì xã hội có thành kiến với những phụ nữ không còn trắng trong, khiến các cô gái bất đắc dĩ phải tìm đến dịch vụ phẫu thuật "đời con gái".
Dịch vụ này nở rộ dưới một góc độ cũng là để giúp những người phụ nữ thoát khỏi ám ảnh quá khứ, đón nhận một cơ hội mới trong cái xa hội còn khắt khe, lạc hậu.
Theo Hoàng Minh / Báo Đất Việt
Video được xem nhiều nhất