Sáng tạo nghệ thuật liệu có hẹp tới mức sự ngông cuồng cũng là thứ cấm kị?

Kênh 14 - 16/09/2015, 13:36

Liên quan đến việc Tùng Dương có những ý kiến về màn biểu diễn của Sơn Tùng tại đêm Chung kết The Voice 2015, chúng tôi đã nhận được phản hồi ấn tượng của một độc giả.

Theo dòng sự kiện Tùng Dương có những ý kiến về màn biểu diễn của Sơn Tùng tại đêm Chung kết The Voice 2015, chúng tôi đã nhận được phản hồi của độc giả L.C và xin đăng tải ý kiến này.
 

Sơn Tùng tại đêm Chung kết "The Voice 2015"
 

Ca sĩ nam Việt Nam mình rất thích 2 người là Tùng Dương với Sơn Tùng. Chuyện Sơn Tùng bị phê phán vì cái lời rap trên The Voice là ngông cuồng thì dễ hiểu nhưng lại bất ngờ khi người phê phán là Tùng Dương, một người mình luôn nghĩ là thuộc thành phần cấp tiến và cũng ngông (theo kiểu khác).

Đây không phải là câu chuyện của đạo đức hay tư cách một nghệ sĩ lớn mà là câu chuyện của ý thức hệ hay là quan điểm sáng tạo. Đứng trên quan điểm của Tùng Dương mà nói thì ngôi sao cần có trách nhiệm xã hội nên không được phép thể hiện những tư tưởng có tính chất ngạo mạn vì nó sẽ gây tác động xấu đến khán giả và thể hiện sự thấp kém của nghệ sĩ đó. Đứng trên tư tưởng của tất cả mấy nghệ sĩ có kiểu rap như thế thì đó đơn thuần là cách để lâu lâu thể hiện bản ngã, cái tôi cá nhân, một cơ hội để thể hiện sự bùng nổ và không quan tâm đến những rằng buộc khác.
 
Tùng Dương là người nghe nhạc nước ngoài rất nhiều nên không rõ Tùng Dương muốn đặt quy chuẩn của mình vào bối cảnh nào? Không chấp nhận tất cả nghệ sĩ như thế và không coi họ là nghệ sĩ thật sự hay Tùng Dương chỉ không chấp nhận điều đó trong môi trường Việt Nam?
 
Sự ngông cuồng đó cũng không phải là thứ gì đó mang tính nguyên bản, thật ra nói Sơn Tùng thể hiện bản ngã thì cũng nâng tầm ẻm quá, vì căn bản chủ đề I AM THE BEST này là đặc trưng của pop culture, đã rất nhiều người xài qua. Nhưng ở Việt Nam theo cách nhìn của Tùng Dương thì Sơn Tùng đã "break the moral rules" của thế hệ nghệ sĩ như Tùng Dương, đặt "cái tôi của mình lên trên cái tôi của người khác" (cái này là từ Tùng Dương dùng). Thật ra "break the moral rules" cũng là món đặc trưng của pop culture (đòi tự do, đòi cái tôi, đòi bình đẳng nam nữ , đòi bình đẳng giới tính... tất cả mấy cái này đều là moral rules trước khi nó bị break). Nhưng ngạc nhiên là Tùng Dương đi về nhận định như đây là một loại chiêu trò để gây sự chú ý nhiều hơn là nhìn nhận đó thiên về tính chất dòng nhạc và cái tôi cá nhân (vì bạn Sơn Tùng có vẻ quá nhỏ để ngông cuồng nên Tùng Dương cho rằng có ai xúi bẩy bạn í chăng?)
 
Quay lại chủ đề chính là vậy giới hạn đạo đức khi sáng tạo nghệ thuật liệu có hẹp tới mức sự ngông cuồng cũng là thứ cấm kị?
 
Mình thì cho là giới hạn đạo đức trong sáng tạo của nghệ thuật nằm ở chỗ không tổn hại đến bất kì ai (kiểu lấy dao đi cứa cổ người khác để thực nghiệm cảm xúc). Thêm quy chuẩn cá nhân của mình thì không nên tổn hại chính bản thân mình và không được bẩn thỉu, vậy thôi.
 
Còn quan điểm của bạn thế nào về vụ việc lần này?

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất