Như có linh cảm, mới tuần trước tôi gọi cho Bạch Dương, con gái anh:
- Bố sao rồi con?
Bạch Dương buồn rầu:
- Bố lại mới đột quỵ, con đang ở bệnh viện...
Và sáng nay cháu thảng thốt gọi tôi, báo tin bố đã mất!
So với người đàn anh mà anh cực kỳ quý mến là Trịnh Công Sơn, gia tài âm nhạc của Thanh Tùng khá khiêm tốn, chỉ chừng vài mươi bài. Thế nhưng trong dòng nhạc Việt sau năm 1975, chỗ đứng của anh vẫn đáng kể và sẽ còn vững vàng trong lòng người hâm mộ rất lâu.
Nhạc của anh nhẹ nhàng, hiện đại, sang trọng, ca từ trau chuốt, thấm thía, với những Ngôi sao cô đơn, Lời tỏ tình của mùa xuân, Giọt sương trên mí mắt, Mưa ngâu, Hát với chú ve con, Tình không biên giới, Vĩnh biệt mùa hè, Hoa tím ngoài sân, Giọt nắng bên thềm, Trái tim hoang vu...
Trong những cuộc rượu tưởng chừng bất tận với nhóm Những Người Bạn(*) khoảng thời gian 1991-1993, ngồi nghe sáng tác mới của từng người, tôi luôn thích nhất những bài của anh. Thực tế sau đó cho thấy chúng đều được đọng lại đến tận giờ, trong ký ức người nghe.
Đó là những sáng tác viết trong khoảng thời gian sau khi chị Minh, vợ anh, mất năm mới 40 tuổi (1990). Và lúc ấy mới thấy anh thương vợ thế nào, khiLối cũ ta về (1991) bất ngờ ra đời, thấm đẫm kỷ niệm ngày xưa ở Nghi Tàm (Hà Nội) với niềm thương tiếc khôn nguôi:
Dù cho bên anh nay em không còn nữa
Biết chăng trong con tim anh luôn hằng nhớ
Người yêu ơi nay em đã bỏ anh đi
Sao em nỡ bỏ anh đi mãi...
Chỉ khi người thân nhất mất đi, người ta mới thấy rõ họ cần thiết như thế nào với mình. Đó cũng là thời gian anh đi uống nhiều nhất.
Không hiểu tại sao uống nhiều vậy. Từ trưa, đến chiều, đến khuya, có hôm một, hai giờ sáng mới về đến nhà... Như để nuốt hết nỗi buồn vào lòng. Bạn bè anh rất đông, thay ca chia sẻ với anh mỗi ngày, vì làm sao đu theo anh suốt được.
Sau Lối cũ ta về là hàng loạt ca khúc đều được viết trong thời gian này: Em và tôi, Trái tim không ngủ yên... - bài nào cũng nhanh chóng chinh phục người nghe.
Hỏi anh thời gian đâu mà sáng tác, anh nói lúc khuya về, một mình một bóng trong phòng, say khướt nhưng cứ không ngủ được.
Nghệ sĩ sáng tác luôn là người cô đơn, trước trang viết của mình. Với anh, sự cô đơn ấy còn đậm đặc hơn.
Rồi Một mình được tung ra, lần đầu do Mỹ Linh hát, gây rưng rưng không chỉ cho bất cứ ai từng bị mất mát, và tôi tin không ai cô đơn bằng anh khi viết ca khúc ấy.
Chỉ có bằng một sự cô đơn và nhớ thương tuyệt đối người ta mới có thể viết:
Gió nhớ gì ngẩn ngơ ngoài hiên
Mưa nhớ gì thì thầm ngoài hiên
Bao đêm tôi đã một mình nhớ em
Ðêm nay tôi lại một mình...
Anh không phải là thần thánh, có tài, lại nhiều tiền, sống hào hoa... Không ít phụ nữ đẹp muốn đến với anh, lúc đó. Cũng có lúc tưởng anh sẽ đi bước nữa... Nhưng rồi anh lại... một mình, chăm sóc ba đứa con, cho đi học bên Mỹ, rồi tất cả cùng trở về quây quần bên anh...
Bệnh thì ngày càng nặng - bởi có kiêng cữ gì đâu, lại không ai chăm sóc!
Giờ đây anh được trở về phố xưa Nghi Tàm nơi hai anh chị gặp và yêu nhau, về góc nhà nhỏ trong khu tập thể đoàn Bông Sen, về khoảnh sân trước căn phố trên đường Hàn Thuyên, về gốc khế trong căn biệt thự ngõ Cây Điệp, về khóm cúc vàng trước thềm nhà Nguyễn Trung Trực, nơi anh viết Hoa cúc vàng, gần như là bài hát cuối cùng của anh trước ngày bị đột quỵ lần đầu năm 2008:
Đêm qua em vừa đến, sao chưa ghé qua nhà
Sao chưa về thăm anh, anh nhớ em nhiều lắm đấy
Bâng khuâng trong vườn nắng, cô đơn khóm cúc vàng
Đang chờ mùa thu sang, chờ cho đến lúc phai tàn...
Tôi đã nhìn thấy ánh mắt “chờ cho đến lúc phai tàn” của anh trong những lần đến thăm anh ở căn nhà đường Nguyễn Trung Trực (Q.Bình Thạnh, TP.HCM).
Và giờ không còn là nằm mơ nữa. Đã chấm dứt rồi những ngày Một mình,với nụ cười héo hắt và ánh mắt tiếc nhớ.
Buổi sáng nghe tin anh đã bỏ đi, chợt nghe như vẳng bên tai giọng hát dịu êm của Mỹ Linh:
Một sớm mai kia
Chợt thấy hư vô trong đời
Người vẫn đâu đây, người cũng đã như xa rồi
Chỉ là... thế thôi.
Giọt nắng bên thềm giờ đã tắt. Yên nghỉ anh Tùng ơi, Ngôi sao cô đơn của tôi ơi. Anh đã mất nhưng những ca khúc của anh như những giọt nắng sẽ còn ở lại rất lâu trong cuộc đời này…
(*) Nhóm Những Người Bạn thành lập ngày 8-3-1991, gồm: Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Thanh Tùng, Từ Huy, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Hiên, Vũ Hoàng. Mục đích động viên nhau sáng tác, trong thời kỳ đầu, hằng tháng họ đều gặp nhau để giới thiệu sáng tác của mình.
Như có linh cảm, mới tuần trước tôi gọi cho Bạch Dương, con gái anh:
- Bố sao rồi con?
Bạch Dương buồn rầu:
- Bố lại mới đột quỵ, con đang ở bệnh viện...
Và sáng nay cháu thảng thốt gọi tôi, báo tin bố đã mất!
So với người đàn anh mà anh cực kỳ quý mến là Trịnh Công Sơn, gia tài âm nhạc của Thanh Tùng khá khiêm tốn, chỉ chừng vài mươi bài. Thế nhưng trong dòng nhạc Việt sau năm 1975, chỗ đứng của anh vẫn đáng kể và sẽ còn vững vàng trong lòng người hâm mộ rất lâu.
Nhạc của anh nhẹ nhàng, hiện đại, sang trọng, ca từ trau chuốt, thấm thía, với những Ngôi sao cô đơn, Lời tỏ tình của mùa xuân, Giọt sương trên mí mắt, Mưa ngâu, Hát với chú ve con, Tình không biên giới, Vĩnh biệt mùa hè, Hoa tím ngoài sân, Giọt nắng bên thềm, Trái tim hoang vu...
Trong những cuộc rượu tưởng chừng bất tận với nhóm Những Người Bạn(*) khoảng thời gian 1991-1993, ngồi nghe sáng tác mới của từng người, tôi luôn thích nhất những bài của anh. Thực tế sau đó cho thấy chúng đều được đọng lại đến tận giờ, trong ký ức người nghe.
Đó là những sáng tác viết trong khoảng thời gian sau khi chị Minh, vợ anh, mất năm mới 40 tuổi (1990). Và lúc ấy mới thấy anh thương vợ thế nào, khiLối cũ ta về (1991) bất ngờ ra đời, thấm đẫm kỷ niệm ngày xưa ở Nghi Tàm (Hà Nội) với niềm thương tiếc khôn nguôi:
Dù cho bên anh nay em không còn nữa
Biết chăng trong con tim anh luôn hằng nhớ
Người yêu ơi nay em đã bỏ anh đi
Sao em nỡ bỏ anh đi mãi...
Chỉ khi người thân nhất mất đi, người ta mới thấy rõ họ cần thiết như thế nào với mình. Đó cũng là thời gian anh đi uống nhiều nhất.
Không hiểu tại sao uống nhiều vậy. Từ trưa, đến chiều, đến khuya, có hôm một, hai giờ sáng mới về đến nhà... Như để nuốt hết nỗi buồn vào lòng. Bạn bè anh rất đông, thay ca chia sẻ với anh mỗi ngày, vì làm sao đu theo anh suốt được.
Sau Lối cũ ta về là hàng loạt ca khúc đều được viết trong thời gian này: Em và tôi, Trái tim không ngủ yên... - bài nào cũng nhanh chóng chinh phục người nghe.
Hỏi anh thời gian đâu mà sáng tác, anh nói lúc khuya về, một mình một bóng trong phòng, say khướt nhưng cứ không ngủ được.
Nghệ sĩ sáng tác luôn là người cô đơn, trước trang viết của mình. Với anh, sự cô đơn ấy còn đậm đặc hơn.
Rồi Một mình được tung ra, lần đầu do Mỹ Linh hát, gây rưng rưng không chỉ cho bất cứ ai từng bị mất mát, và tôi tin không ai cô đơn bằng anh khi viết ca khúc ấy.
Chỉ có bằng một sự cô đơn và nhớ thương tuyệt đối người ta mới có thể viết:
Gió nhớ gì ngẩn ngơ ngoài hiên
Mưa nhớ gì thì thầm ngoài hiên
Bao đêm tôi đã một mình nhớ em
Ðêm nay tôi lại một mình...
Anh không phải là thần thánh, có tài, lại nhiều tiền, sống hào hoa... Không ít phụ nữ đẹp muốn đến với anh, lúc đó. Cũng có lúc tưởng anh sẽ đi bước nữa... Nhưng rồi anh lại... một mình, chăm sóc ba đứa con, cho đi học bên Mỹ, rồi tất cả cùng trở về quây quần bên anh...
Bệnh thì ngày càng nặng - bởi có kiêng cữ gì đâu, lại không ai chăm sóc!
Giờ đây anh được trở về phố xưa Nghi Tàm nơi hai anh chị gặp và yêu nhau, về góc nhà nhỏ trong khu tập thể đoàn Bông Sen, về khoảnh sân trước căn phố trên đường Hàn Thuyên, về gốc khế trong căn biệt thự ngõ Cây Điệp, về khóm cúc vàng trước thềm nhà Nguyễn Trung Trực, nơi anh viết Hoa cúc vàng, gần như là bài hát cuối cùng của anh trước ngày bị đột quỵ lần đầu năm 2008:
Đêm qua em vừa đến, sao chưa ghé qua nhà
Sao chưa về thăm anh, anh nhớ em nhiều lắm đấy
Bâng khuâng trong vườn nắng, cô đơn khóm cúc vàng
Đang chờ mùa thu sang, chờ cho đến lúc phai tàn...
Tôi đã nhìn thấy ánh mắt “chờ cho đến lúc phai tàn” của anh trong những lần đến thăm anh ở căn nhà đường Nguyễn Trung Trực (Q.Bình Thạnh, TP.HCM).
Và giờ không còn là nằm mơ nữa. Đã chấm dứt rồi những ngày Một mình,với nụ cười héo hắt và ánh mắt tiếc nhớ.
Buổi sáng nghe tin anh đã bỏ đi, chợt nghe như vẳng bên tai giọng hát dịu êm của Mỹ Linh:
Một sớm mai kia
Chợt thấy hư vô trong đời
Người vẫn đâu đây, người cũng đã như xa rồi
Chỉ là... thế thôi.
Giọt nắng bên thềm giờ đã tắt. Yên nghỉ anh Tùng ơi, Ngôi sao cô đơn của tôi ơi. Anh đã mất nhưng những ca khúc của anh như những giọt nắng sẽ còn ở lại rất lâu trong cuộc đời này…
(*) Nhóm Những Người Bạn thành lập ngày 8-3-1991, gồm: Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Thanh Tùng, Từ Huy, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Hiên, Vũ Hoàng. Mục đích động viên nhau sáng tác, trong thời kỳ đầu, hằng tháng họ đều gặp nhau để giới thiệu sáng tác của mình.
Như có linh cảm, mới tuần trước tôi gọi cho Bạch Dương, con gái anh:
- Bố sao rồi con?
Bạch Dương buồn rầu:
- Bố lại mới đột quỵ, con đang ở bệnh viện...
Và sáng nay cháu thảng thốt gọi tôi, báo tin bố đã mất!
So với người đàn anh mà anh cực kỳ quý mến là Trịnh Công Sơn, gia tài âm nhạc của Thanh Tùng khá khiêm tốn, chỉ chừng vài mươi bài. Thế nhưng trong dòng nhạc Việt sau năm 1975, chỗ đứng của anh vẫn đáng kể và sẽ còn vững vàng trong lòng người hâm mộ rất lâu.
Nhạc của anh nhẹ nhàng, hiện đại, sang trọng, ca từ trau chuốt, thấm thía, với những Ngôi sao cô đơn, Lời tỏ tình của mùa xuân, Giọt sương trên mí mắt, Mưa ngâu, Hát với chú ve con, Tình không biên giới, Vĩnh biệt mùa hè, Hoa tím ngoài sân, Giọt nắng bên thềm, Trái tim hoang vu...
Trong những cuộc rượu tưởng chừng bất tận với nhóm Những Người Bạn(*) khoảng thời gian 1991-1993, ngồi nghe sáng tác mới của từng người, tôi luôn thích nhất những bài của anh. Thực tế sau đó cho thấy chúng đều được đọng lại đến tận giờ, trong ký ức người nghe.
Đó là những sáng tác viết trong khoảng thời gian sau khi chị Minh, vợ anh, mất năm mới 40 tuổi (1990). Và lúc ấy mới thấy anh thương vợ thế nào, khi Lối cũ ta về (1991) bất ngờ ra đời, thấm đẫm kỷ niệm ngày xưa ở Nghi Tàm (Hà Nội) với niềm thương tiếc khôn nguôi:
Dù cho bên anh nay em không còn nữa
Biết chăng trong con tim anh luôn hằng nhớ
Người yêu ơi nay em đã bỏ anh đi
Sao em nỡ bỏ anh đi mãi...
Chỉ khi người thân nhất mất đi, người ta mới thấy rõ họ cần thiết như thế nào với mình. Đó cũng là thời gian anh đi uống nhiều nhất.
Không hiểu tại sao uống nhiều vậy. Từ trưa, đến chiều, đến khuya, có hôm một, hai giờ sáng mới về đến nhà... Như để nuốt hết nỗi buồn vào lòng. Bạn bè anh rất đông, thay ca chia sẻ với anh mỗi ngày, vì làm sao đu theo anh suốt được.
Sau Lối cũ ta về là hàng loạt ca khúc đều được viết trong thời gian này: Em và tôi, Trái tim không ngủ yên... - bài nào cũng nhanh chóng chinh phục người nghe.
Hỏi anh thời gian đâu mà sáng tác, anh nói lúc khuya về, một mình một bóng trong phòng, say khướt nhưng cứ không ngủ được.
Nghệ sĩ sáng tác luôn là người cô đơn, trước trang viết của mình. Với anh, sự cô đơn ấy còn đậm đặc hơn.
Rồi Một mình được tung ra, lần đầu do Mỹ Linh hát, gây rưng rưng không chỉ cho bất cứ ai từng bị mất mát, và tôi tin không ai cô đơn bằng anh khi viết ca khúc ấy.
Chỉ có bằng một sự cô đơn và nhớ thương tuyệt đối người ta mới có thể viết:
Gió nhớ gì ngẩn ngơ ngoài hiên
Mưa nhớ gì thì thầm ngoài hiên
Bao đêm tôi đã một mình nhớ em
Ðêm nay tôi lại một mình...
Anh không phải là thần thánh, có tài, lại nhiều tiền, sống hào hoa... Không ít phụ nữ đẹp muốn đến với anh, lúc đó. Cũng có lúc tưởng anh sẽ đi bước nữa... Nhưng rồi anh lại... một mình, chăm sóc ba đứa con, cho đi học bên Mỹ, rồi tất cả cùng trở về quây quần bên anh...
Bệnh thì ngày càng nặng - bởi có kiêng cữ gì đâu, lại không ai chăm sóc!
Giờ đây anh được trở về phố xưa Nghi Tàm nơi hai anh chị gặp và yêu nhau, về góc nhà nhỏ trong khu tập thể đoàn Bông Sen, về khoảnh sân trước căn phố trên đường Hàn Thuyên, về gốc khế trong căn biệt thự ngõ Cây Điệp, về khóm cúc vàng trước thềm nhà Nguyễn Trung Trực, nơi anh viết Hoa cúc vàng, gần như là bài hát cuối cùng của anh trước ngày bị đột quỵ lần đầu năm 2008:
Đêm qua em vừa đến, sao chưa ghé qua nhà
Sao chưa về thăm anh, anh nhớ em nhiều lắm đấy
Bâng khuâng trong vườn nắng, cô đơn khóm cúc vàng
Đang chờ mùa thu sang, chờ cho đến lúc phai tàn...
Tôi đã nhìn thấy ánh mắt “chờ cho đến lúc phai tàn” của anh trong những lần đến thăm anh ở căn nhà đường Nguyễn Trung Trực (Q.Bình Thạnh, TP.HCM).
Và giờ không còn là nằm mơ nữa. Đã chấm dứt rồi những ngày Một mình, với nụ cười héo hắt và ánh mắt tiếc nhớ.
Buổi sáng nghe tin anh đã bỏ đi, chợt nghe như vẳng bên tai giọng hát dịu êm của Mỹ Linh:
Một sớm mai kia
Chợt thấy hư vô trong đời
Người vẫn đâu đây, người cũng đã như xa rồi
Chỉ là... thế thôi.
Giọt nắng bên thềm giờ đã tắt. Yên nghỉ anh Tùng ơi, Ngôi sao cô đơn của tôi ơi. Anh đã mất nhưng những ca khúc của anh như những giọt nắng sẽ còn ở lại rất lâu trong cuộc đời này…
(*) Nhóm Những Người Bạn thành lập ngày 8-3-1991, gồm: Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Thanh Tùng, Từ Huy, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Hiên, Vũ Hoàng. Mục đích động viên nhau sáng tác, trong thời kỳ đầu, hằng tháng họ đều gặp nhau để giới thiệu sáng tác của mình.
- Bố lại mới đột quỵ, con đang ở bệnh viện...
So với người đàn anh mà anh cực kỳ quý mến là Trịnh Công Sơn, gia tài âm nhạc của Thanh Tùng khá khiêm tốn, chỉ chừng vài mươi bài. Thế nhưng trong dòng nhạc Việt sau năm 1975, chỗ đứng của anh vẫn đáng kể và sẽ còn vững vàng trong lòng người hâm mộ rất lâu.
Nhạc của anh nhẹ nhàng, hiện đại, sang trọng, ca từ trau chuốt, thấm thía, với những Ngôi sao cô đơn, Lời tỏ tình của mùa xuân, Giọt sương trên mí mắt, Mưa ngâu, Hát với chú ve con, Tình không biên giới, Vĩnh biệt mùa hè, Hoa tím ngoài sân, Giọt nắng bên thềm, Trái tim hoang vu...
Trong những cuộc rượu tưởng chừng bất tận với nhóm Những Người Bạn, khoảng thời gian 1991-1993, ngồi nghe sáng tác mới của từng người, tôi luôn thích nhất những bài của anh. Thực tế sau đó cho thấy chúng đều được đọng lại đến tận giờ, trong ký ức người nghe.
Đó là những sáng tác viết trong khoảng thời gian sau khi chị Minh, vợ anh, mất năm mới 40 tuổi (1990). Và lúc ấy mới thấy anh thương vợ thế nào, khi Lối cũ ta về (1991) bất ngờ ra đời, thấm đẫm kỷ niệm ngày xưa ở Nghi Tàm (Hà Nội) với niềm thương tiếc khôn nguôi:
Sao em nỡ bỏ anh đi mãi...
Chỉ khi người thân nhất mất đi, người ta mới thấy rõ họ cần thiết như thế nào với mình. Đó cũng là thời gian anh đi uống nhiều nhất.
Không hiểu tại sao uống nhiều vậy. Từ trưa, đến chiều, đến khuya, có hôm một, hai giờ sáng mới về đến nhà... Như để nuốt hết nỗi buồn vào lòng. Bạn bè anh rất đông, thay ca chia sẻ với anh mỗi ngày, vì làm sao đu theo anh suốt được.
Hỏi anh thời gian đâu mà sáng tác, anh nói lúc khuya về, một mình một bóng trong phòng, say khướt nhưng cứ không ngủ được.
Nghệ sĩ sáng tác luôn là người cô đơn, trước trang viết của mình. Với anh, sự cô đơn ấy còn đậm đặc hơn.
Ðêm nay tôi lại một mình...
Anh không phải là thần thánh, có tài, lại nhiều tiền, sống hào hoa... Không ít phụ nữ đẹp muốn đến với anh, lúc đó. Cũng có lúc tưởng anh sẽ đi bước nữa... Nhưng rồi anh lại... một mình, chăm sóc ba đứa con, cho đi học bên Mỹ, rồi tất cả cùng trở về quây quần bên anh...
Bệnh thì ngày càng nặng bởi có kiêng cữ gì đâu, lại không ai chăm sóc.
Giờ đây anh được trở về phố xưa Nghi Tàm nơi hai anh chị gặp và yêu nhau, về góc nhà nhỏ trong khu tập thể đoàn Bông Sen, về khoảng sân trước căn phố trên đường Hàn Thuyên, về gốc khế trong căn biệt thự ngõ Cây Điệp, về khóm cúc vàng trước thềm nhà Nguyễn Trung Trực, nơi anh viết Hoa cúc vàng, gần như là bài hát cuối cùng của anh trước ngày bị đột quỵ lần đầu năm 2008:
Đang chờ mùa thu sang, chờ cho đến lúc phai tàn...
Tôi đã nhìn thấy ánh mắt “chờ cho đến lúc phai tàn” của anh trong những lần đến thăm anh ở căn nhà đường Nguyễn Trung Trực (Q.Bình Thạnh, TP HCM).
Và giờ không còn là nằm mơ nữa. Đã chấm dứt rồi những ngày Một mình, với nụ cười héo hắt và ánh mắt tiếc nhớ.
Buổi sáng nghe tin anh đã bỏ đi, chợt nghe như vẳng bên tai giọng hát dịu êm của Mỹ Linh:
Chỉ là... thế thôi.