Loạt giám đốc sáng tạo liên tục rời các nhà mốt lớn
Một tuần sau sự kiện Raf Simons rời Dior, giám đốc sáng tạo Alber Elbaz của Lanvin cũng chính thức tạm biệt thương hiệu danh tiếng.
Thông tin Alber Elbaz đột ngột rời vị trí giám đốc sáng tạo của Lanvin khiến giới mộ điệu không khỏi kinh ngạc. Bởi chỉ cách đây chưa đầy một tuần, Raf Simons cũng mới tuyên bố kết thúc nhiệm kỳ 3 năm ở Dior. Điểm chung của cả hai sự kiện là các nhà thiết kế không hề để lộ chi tiết nào về kế hoạch rời đi trước đó. Như vậy, sau Donna Karan, Alexander Wang và Raf Simons, Alber Elbaz là nhà thiết kế thứ tư từ bỏ vai trò "cầm trịch" tại nhà mốt đương nhiệm trong năm nay. Lý do vì đâu khiến họ đều dứt áo ra đi khi thành công đang nở rộ như vậy?
|
1. Alber Elbaz rời Lanvin
|
|
Bộ sưu tập Xuân hè 2016 trở thành sáng tạo cuối cùng Alber Elbaz dành cho Lanvin. "Chàng béo" thiên tài dựng show diễn như một nhà hát và gửi gắm vào đó "bản tuyên ngôn" thể hiện sự mạnh mẽ mà quyến rũ của phái đẹp. Loạt trang phục mang dấu ấn thảm đỏ hút hồn giới mộ điệu nhờ những nếp gấp nhấn nhá vẻ mềm mại, duyên dáng.
|
|
Trong lễ trao giải của tập đoàn thời trang toàn cầu, Alber bày tỏ "bóng gió" nguyên do mình rời đi là bởi không đáp ứng kịp nhu cầu của công chúng, trong khi ngành công nghiệp xa xỉ cũng đòi hỏi tốc độ sáng tạo nhanh nhẹn không ngừng. Anh chia sẻ rằng: "Tôi nghĩ mình cần thêm thời gian. Và giới mộ điệu cũng nên kiên nhẫn hơn một chút". Bên cạnh đó còn có tin đồn về việc, Alber Elbaz rời Lanvin là để chuẩn bị tiếp quản vị trí giám đốc sáng tạo ở Dior mà Raf Simons mới bỏ trống tuần trước. Khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra, vì Dior cũng từng "nhắm" Alber cho cương vị này sau khi sa thải John Galliano vào năm 2011. |
|
2. Raf Simons tạm biệt Dior
|
|
Trong suốt 3 năm "cầm trịch", Raf Simons đã khiến thế giới kinh ngạc không chỉ bởi các thiết kế sáng tạo mà còn nhờ ý tưởng set-up sàn catwalk độc đáo. Từ nhà kính gây ảo giác đa diện mùa mốt Xuân hè 2014 tới đồi hoa phi yến được tái hiện kỳ công cho show giới thiệu bộ sưu tập Xuân hè 2016 mới nhất, đó đều là những "siêu phẩm" Raf dành cho Dior và những người luôn theo dõi sát sao sự phát triển của thương hiệu.
|
|
Lời tạm biệt của Raf Simons với Dior cũng là hồi chuông cảnh báo cho những áp lực và sức ép quá lớn mà các giám đốc sáng tạo trong ngành thời trang đang phải đảm đương. Trước khi tình trạng trở nên trầm trọng như trường hợp của Alexander McQueen - người từng tự vẫn vì trầm cảm sau những áp lực từ việc cộng tác với Givenchy, họ cần thận trọng hơn và tự vạch ra giới hạn chịu đựng cho mình khi đồng hành cùng các nhà mốt lớn.
|
|
3. Alexander Wang chia tay Balenciaga
|
|
Bộ sưu tập cuối cùng của Alexander Wang được ví như "khúc hát thiên nga", bài ca vang lên báo hiệu kết thúc một mối duyên đẹp. Có ý kiến cho rằng, tông màu trắng chủ đạo cũng ngụ ý như một cục tẩy mà Wang muốn xóa sạch mọi thứ để nhường đường cho người kế nhiệm của mình tại Balenciaga.
|
|
Rời Balenciaga, nhà thiết kế 8X sẽ có thêm thời gian để thực hiện các dự án có khả năng kích thích sáng tạo mang đậm "chất Wang" nhất, đồng thời tìm kiếm cơ hội để đam mê được bùng nổ mạnh mẽ hơn.
|
|
4. Donna Karan rời DKNY
|
|
Bộ sưu tập Resort 2016 đánh dấu những thiết kế cuối cùng của Donna Karan trên cương vị giám đốc sáng tạo của DKNY trước khi rời đi. Những mẫu váy được cắt may tinh tế, tôn nét gợi cảm kín đáo của người phụ nữ hiện đại.
|
|
Sau DKNY, Donna Karan sẽ tập trung phát triển thương hiệu riêng, viết sách và tham gia các công tác xã hội. Ngoài quỹ Urban Zen kinh doanh khá thành công, cuốn sách đầu tay có tựa đề My Journey được phát hành mới đây còn thể hiện tài năng viết lách của nhà thiết kế gạo cội. |
Ngọc Phạm
Video được xem nhiều nhất