Ham rẻ, khách hàng có thể mua phải mỹ phẩm chứa chì, thủy ngân
Cảnh sát đã tìm thấy các hóa chất độc hại như chì, thủy ngân và thậm chí cả thạch tín trong các mẫu mỹ phẩm dởm của MAC, Benefit hay Urban Decay.
Mỹ phẩm dởm với hóa chất độc hại đang tràn ngập vào Anh qua các trang web nổi tiếng như eBay và Amazon.
Trong mẫu hàng giả của các hãng mỹ phẩm nổi tiếng thế giới như MAC, Benefit và Urban Decay, cảnh sát đã tìm thấy một lượng không nhỏ các hóa chất độc hại như chì, thủy ngân và thậm chí cả thạch tín.
Những kẻ lừa đảo đã sử dụng phòng thí nghiệm bí mật để sản xuất hàng loạt các loại mỹ phẩm giả rồi sau đó bán lại qua các trang web như eBay và Amazon với mức giá thấp hơn mỹ phẩm thật.
Mỹ phẩm dởm được các nhóm lừa đảo tại châu Âu và Trung Quốc sản xuất ở những nơi không đảm bảo vệ sinh (Ảnh: Daily Mail)
Chúng sử dụng những phòng thí nghiệm ngầm để sản xuất mỹ phẩm dởm rồi bán qua eBay, Amazon (Ảnh: Daily Mail)
Cảnh sát đã tìm thấy lượng lớn hóa chất độc hại trong những mẫu hàng giả này (Ảnh: Daily Mail) Trong một kiện hàng, cảnh sát đã tìm thấy 4.700 mẫu mỹ phẩm MAC dởm bao gồm cả kem nền, phấn tạo khối, son và phấn mắt. Katie Brown, một nạn nhân của mỹ phẩm dởm cho biết sau khi sử dụng phấn mắt Urban Decay giả mua trên mạng, bọng mắt của cô đã bị sưng húp và thị lực giảm xuống đáng kể.
Bộ phấn mắt Naked 2 giả mà Katie Brown mua trên mạng (Ảnh: Daily Mail)
"Ngay khi mở hộp tôi đã đoán đó là hàng giả rồi", Katie Brown nói. "Bao bì sản phẩm hơi khác thông thường còn hộp gương bị lung lay, giống như hàng chợ vậy."
Khách hàng thường mua phải mỹ phẩm dởm vì chúng có giá rẻ hơn hàng thật. Tuy nhiên, trong mỹ phẩm dởm thường chứa hàm lượng lớn chì, thủy ngân, thạch tín và đồng, những kim loại nặng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, các kẻ lừa đảo cũng sản xuất cả những loại kem chống nắng dởm có bao bì giống hệt hàng thật nhưng không hề có khả năng chống tia UV độc hại.
Cận cảnh khu sản xuất mỹ phẩm dởm (Ảnh: Daily Mail)
Mỹ phẩm Mac, Benefit dởm có chứa đến 19 lần lượng chì cho phép (Ảnh: Daily Mail)
Những kiện mỹ phẩm giả từ Trung Quốc, châu Âu được chuyển tới Anh (Ảnh: Daily Mail)
Sau đó, chúng sẽ được bán online qua các trang web hoặc tại các cửa hàng đường phố với giá rẻ (Ảnh: Daily Mail)
Thậm chí chúng có thể được nhập khẩu về các nước khác để bán kiếm lời (Ảnh: Daily Mail)
Nằm trong số các mặt hàng bị làm giả còn có kem dưỡng da của Christian Dior, kem đêm của Estee Lauder và xà phòng, sữa tắm của Dove.
Chỉ trong 18 tháng qua, cảnh sát đã tịch thu tới 3,5 triệu bảng hàng giả. Khách hàng cũng đã được cảnh báo không nên ham rẻ mà mua mỹ phẩm với giá bèo vì các nhãn hiệu mỹ phẩm rất ít khi giảm giá mạnh cho sản phẩm.
(Theo Daily Mail)
Hiểu Hiểu (Depplus.vn/MASK)
Video được xem nhiều nhất