Hà Anh Tuấn tái hợp Hoàng Hải sau 10 năm

Zing - 29/12/2016, 09:11

Từng tham gia cuộc thi Sao Mai Điểm Hẹn 2006 nhưng phải sau 10 năm, Hoàng Hải và Hà Anh Tuấn mới có dịp đứng chung sân khấu ở Hà Nội khi tham gia chương trình Giai điệu tự hào.

Giai điệu tự hào tháng 12 - Xuân và tuổi trẻ sẽ tái hiện lại những ca khúc tân nhạc tiêu biểu thập niên 1940 - 1950 với nhạc trữ tình và nhạc xanh. Ở vai trò dàn dựng âm nhạc, nhạc sĩ Thanh Phương sẽ tiếp tục phát huy sở trường jazz và thính phòng cho những bản phối lần này.

Năm 1949, tác phẩm Dư âm ra đời sau một mối tình dang dở của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Nhạc sĩ Thụy Kha cho hay: “Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý khi đó là vệ quốc quân, thuộc sư đoàn 304 đóng ở khu Bốn. Ông rất mê một cô gái đẹp và biết chơi đàn. Cô này tên là Dương, nên chẻ đôi bài hát thành Dư âm”.

Ha Anh Tuan tai hop Hoang Hai sau 10 nam hinh anh 1

Hà Anh Tuấn với lối hát cảm xúc mang đến hình ảnh chàng trai lãng mạn.

Nếu Dư âm được Hà Anh Tuấn xử lý khá mộc mạc và có phần để cảm xúc lấn át mang đến hình ảnh chàng trai lãng mạn thì Em đến thăm anh một chiều mưa lại được Hoàng Hải thể hiện với giọng hát cao. MC Nguyễn Hữu Chiến Thắng trong Hội đồng bình luận của phải thốt lên: “Hoàng Hải hát ở tông Fa trưởng khiến buổi chiều chắp cánh và bay cao lên”.

Chùm ca khúc còn lại mang màu sắc tươi vui hơn được phối theo phong cách nhạc xanh thời trước. Đầu tiên là liên khúc Bóng chiều xưa - Chiều do Sao Mai Anh Dũng và Nhật Thủy thể hiện. Ca khúc gắn liền với mối tình nổi tiếng Dương Thiệu Tước - Minh Trang, cuộc hôn nhân môn đăng hộ đối giữa hai gia đình trâm anh thế phiệt.

Ha Anh Tuan tai hop Hoang Hai sau 10 nam hinh anh 2

Hoàng Hải chú trọng đến kỹ thuật để mang đến sự hào hùng cho bài hát.

Bà ngoại của ca sĩ Minh Trang vốn là chị của vua Thành Thái và bà được sinh ra ngay tại Bến Ngự, Huế. Vì thế mà trước khi gặp tác giả của ca khúc Đêm tàn Bến Ngự, Minh Trang đã thấy mình có sự gắn bó với bài hát. Và rồi khi hai người gặp nhau, tình yêu cứ thế nhen nhóm trong hai tâm hồn.

Mối lương duyên đẹp này đã mang đến cho nền tân nhạc Việt Nam nhiều ca khúc để đời, trong đó có Bóng chiều xưa. Có đến 2 bản phối Bóng chiều xưa Chiều cạnh nhau để tạo nên một bản liên khúc qua sự thể hiện đầy duyên dáng của 2 giọng ca Lê Anh Dũng - Nhật Thủy.

Ly rượu mừngMơ hoa của Erik sẽ là một điểm nhấn thú vị. Xuân và tuổi trẻ lại rộn ràng với điệu rumba qua giọng hát nhẹ nhàng, kỹ thuật của nhóm 5 Dòng Kẻ. 

Ca khúc được nhạc sĩ La Hối sáng tác khi ông 20 tuổi vào thời điểm hệ trọng, báo trước hy vọng về ngày Độc lập. Tên gốc của ca khúc là Le printemps et la jeunesse được ông sáng tác vào năm 1944, chỉ 1 năm trước khi nhạc sĩ tài hoa qua đời.

Năm 1946, khi đoàn ca kịch Anh Vũ của nhà thơ Thế Lữ vào Hội An biểu diễn, vị “chủ soái” của phong trào Thơ mới vì quá ấn tượng với giai điệu của ca khúc này, nên đã xin gia đình La Hối đặt lời Việt cho bài hát và lấy tên là Xuân và tuổi trẻ.

Ca khúc Ly rượu mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương khép lại chương trình. Nhắc đến tên tuổi của ông, nhiều người thường chỉ nhớ tới Nửa hồn thương đau nhưng ít ai biết rằng ca khúc Ly rượu mừng gần đây mới được cấp phép hát trở lại. Bảo Trâm và Ngọc Khuê, nhóm Dòng Thời Gian sẽ tái hiện như một lời chúc xuân mới ấm áp, an vui.

Chương trình sẽ được phát sóng tối 31/12 trên VTV1.

 

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất