Đổ xô "remake", phim Việt đang "sính ngoại" hay tự cứu lấy mình?

Kênh 14 - 25/05/2017, 06:00

Khi điểm lại các dự án phim điện ảnh đã, đang và sắp được Việt hóa trong năm 2017, nhiều người lo ngại trước xu hướng sản xuất phim "remake" từ kịch bản nước ngoài sẽ tác động xấu đến nền điện ảnh đang phát triển của Việt Nam. Nhưng thực tế của vấn đề này là ở đâu?

Ai cũng biết điện ảnh Việt đang ở giai đoạn phát triển nhưng chưa thực sự cân bằng. Lượng phim ra mắt vẫn đang tỉ lệ nghịch với chất lượng. Cũng vì thế mà khi xem được một phim tốt, chẳng hạn như Em chưa 18, khán giả cảm thấy như mình đang bói ra vàng. Nhưng, thực tế hơn 2 năm trở lại đây đang chứng minh niềm tin của khán giả dành cho phim Việt đang lụi tàn dần. Một Em chưa 18  thu 150 tỉ không còn đủ sức để người ta mộng mơ như trước nữa.

Đổ xô remake, phim Việt đang sính ngoại hay tự cứ lấy mình? - Ảnh 1.

 

Song song chính là tình trạng mua bản quyền phim nước ngoài về làm lại. Sau cú 'hit'Em là bà nội của anh , dự án điện ảnh đầu tay của một đạo diễn trẻ, không ít người đã cho rằng đây chính là "giải pháp" mới của phim Việt. Và rồi như một sự hiển nhiên, nhìn danh sánh những bộ phim nối đuôi nhau ra rạp trong thời gian tới mà không khỏi "choáng" vì lượng phim "remake".

Đổ xô remake, phim Việt đang sính ngoại hay tự cứ lấy mình? - Ảnh 2.

 

Ngay cả hai cơn sốt trên truyền hình gần đây là Người phán xử, Sống chung với mẹ chồng cũng không sở hữu một kịch bản gốc. Điều này đã dẫn tới không ít nghi ngại về một "tương lai sính ngoại" của điện ảnh Việt. Nhưng có thật là đen tối như thế!?

Không mua có được không?

Nhắc chuyện quá khứ một chút, những: Lộc phát, Siêu trộm, Tía tui là cao thủ, Yêu là phải xài chiêu, Gái già lắm chiêu , Điệp vụ chân dài, Liên minh huyền thoại, Già gân, mỹ nhân và găng-tơ, Truy sát, Bao giờ có yêu nhau, Lật mặt 2, Găng Tay Đỏ … thì trong số một loạt cái tên kể trên, bạn còn nhớ được bao nhiêu phim? Bao nhiêu phim để lại cho bạn ấn tượng? Bao nhiêu phim đã khiến cho bạn ồ lên thích thú? Chắc chắn không có mấy người đã xem hết các phim Việt kể trên và đó chỉ là một ít trong hàng đống phim Việt "mất tích" trong tâm trí khán giả trong năm vừa qua.

Đổ xô remake, phim Việt đang sính ngoại hay tự cứ lấy mình? - Ảnh 3.

 

Năm 2016 từng được dự đoán là năm bùng nổ của điện ảnh Việt Nam khi một số "đại gia" trong ngành sản xuất và phát hành phim mở thêm nhiều cụm rạp với nhiều phòng chiếu được nâng cấp cả về chất lượng và số ghế, mở rộng thêm hệ thống rạp ở các tỉnh, thành… Như thế cũng kéo theo nhu cầu phim Việt ra rạp tăng lên, đòi hỏi các nhà làm phim cũng phải "tay năm tay mười" không thể chỉ sản xuất 30-40 phim/năm, mà nhiều hơn nữa.

Đổ xô remake, phim Việt đang sính ngoại hay tự cứ lấy mình? - Ảnh 4.

2016 cũng là năm chứng kiến nhiều cú "ngã ngựa" bất ngờ, ví dự như Fan cuồng

Từ hai năm trở lại đây, phim Việt không còn phân định giới hạn phim theo mùa, mà gần như tháng nào trong năm cũng có phim ra rạp, tạo ra một sự liên tục không bị đứt quãng như trước. Tuy nhiên, "cú tăng tốc" của điện ảnh Việt đã không như mong đợi khi liên tiếp rất nhiều phim bị chê là kịch bản dở, diễn xuất chưa tới, kĩ xảo chưa đạt v.v… Rất nhiều phim ra mắt rầm rộ nhưng cũng xếp xó trong lặng lẽ. Cá biệt, có những phim còn phải tuyên bố... ngừng chiếu sau vài ngày ra rạp (  Găng tay đỏ ) hoặc những phim có hỏi cũng chẳng ai biết.

Đổ xô remake, phim Việt đang sính ngoại hay tự cứ lấy mình? - Ảnh 5.

Phim Găng tay đỏ

Nguyên nhân chính ai cũng có thể thấy được: thiếu kịch bản hay. Khi thu nhập của người Việt Nam tăng lên, nhu cầu thưởng thức các sản phẩm nghệ thuật tăng theo, dẫn theo các nhà đầu tư mạnh dạn xây thêm nhiều hệ thống rạp chất lượng, phim bom tấn Hollywood về đều đặn, phim Việt cũng "hưởng lây" sự quan tâm đó. Sự phát triển quá nhanh của điện ảnh Việt Nam kéo theo rất nhiều những yêu cầu mới mà đôi khi những yếu tố nội tại không thể đáp ứng được, nhất là kịch bản.

Đổ xô remake, phim Việt đang sính ngoại hay tự cứ lấy mình? - Ảnh 6.

Victor Vũ đang là cái tên sáng giá của điện ảnh Việt khi dự án nào cũng thắng

Đổ xô remake, phim Việt đang sính ngoại hay tự cứ lấy mình? - Ảnh 7.

Vì vậy mà Lôi báo đang rất được trông chờ

Trước đó điện ảnh Việt còn thiếu những tư duy làm phim, bố cục hình ảnh chuyên nghiệp, rất may là làn sóng đạo diễn Việt Kiều hồi hương không những đáp ứng được yêu cầu này mà còn kéo theo sự lên tay của những đạo diễn nội địa. Nhưng kịch bản thì vẫn là "cơn hạn". Đặc biệt là khi nhu cầu tăng cao, đòi hỏi nhiều và nhanh thì không tránh khỏi sự ra đời của những kịch bản "mì-ăn-liền-bị-sống", khi mà biên kịch có nghề ở nước ta quá khan hiếm.

Đừng quên rằng điện ảnh cũng là một ngành kinh doanh. Những đơn vị tư nhân chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy nền điện ảnh Việt Nam phát triển được như ngày nay, và họ chắc chắn phải cân đo, tính toán kĩ lưỡng với từng đồng tiền bỏ ra. Với tư duy kinh doanh, khi "nguyên vật liệu" bị thiếu, họ sẽ phải tìm nguồn cung thích hợp và kịch bản ngoại đáp ứng được điều đó. Vì vậy, "sính ngoại" cũng là một hướng buộc phải làm trong tình hình này.

Thế nào là phim remake?

Đổ xô remake, phim Việt đang sính ngoại hay tự cứ lấy mình? - Ảnh 8.

Phim Yêu đi, đừng sợ! làm lại từ Spellbound

Phim remake thường được hiểu nôm na là phim "làm lại", thậm chí có khán giả còn nghĩ đó là bộ phim hàng nhái so với phiên bản gốc. Nhưng khán giả nên hiểu rõ, phim remake là một thể loại được chấp nhận từ rất lâu ở nước ngoài, kể cả kinh đô điện ảnh.

Trong lịch sử đã từng có nhiều bộ phim remake của Hollywood vượt trội hơn bản gốc và thành công vang dội nhưThe Departed(làm lại từ phimVô gian đạo),True grit (2010)… Nhiều bộ phim remake thậm chí còn thắng giải Oscar.

Đổ xô remake, phim Việt đang sính ngoại hay tự cứ lấy mình? - Ảnh 9.

Những yếu tố đậm chất Việt Nam trong bản Việt của Miss Granny không phải tự dưng mà có

Phim remake đòi hỏi nhà sản xuất phải đủ khả năng làm mới cái cũ, thổi được cái hồn mới mẻ vào một thương hiệu điện ảnh có sẵn, không được quá giống nhưng cũng không được quá xa lạ, mất đi tinh túy của bản gốc.

Điều này đồng nghĩa với việc dàn dựng lại một bộ phim cũ tức là chấp nhận đối mặt với cái bóng rất lớn của thành công cũ. Đó không phải là một bài toán dễ xơi mà cứ có tiền mua về là sẽ hay. Và phim "ramke" vẫn là một canh bạc mà các nhà làm phim tư nhân phải chấp nhận và thử thách trong điều kiện Việt Nam chưa có đội ngũ viết kịch bản chuyên nghiệp, đủ tiêu chuẩn để tạo ra nhiều quả bom phòng vé.

Kết

Đổ xô remake, phim Việt đang sính ngoại hay tự cứ lấy mình? - Ảnh 10.

Phim làm lại từ 200 pounds beauty

Vì nhu cầu của thị trường mà xu hướng mua kịch bản ngoại chính là một giải pháp tình thế hợp lí cho những nhà làm phim Việt trong lúc này. Tất nhiên, không thể lấy đó làm cái cớ để rồi đây phim Việt sẽ nhung nhúc những bộ phim làm lại. Nhưng, càng không thể dùng sự e ngại đó để bắt cả dòng chảy phim Việt đang cuồn cuộn phải chờ đợi những kịch bản gốc có chất lượng ra đời.

Một khi đã mất lửa thì rất khó để thổi bùng sự quan tâm của đại chúng lên một lần nữa. Ngược lại, khi khán giả xem được nhiều phim tốt thì các nhà làm phim cũng hào hứng hơn trong việc đầu tư nghiêm túc, các nhà làm phim cũng cảm thấy được thúc đẩy. Đó là một sự vận hành theo cơ cấu, có tác động qua lại chứ không đơn thuần là việc "sính ngoại" hay không.

Đổ xô remake, phim Việt đang sính ngoại hay tự cứ lấy mình? - Ảnh 11.

Việt hoá Sunny là một ý định táo bạo vì thực sự bản gốc của bộ phim quá tuyệt vời, nhưng nếu làm tốt thì phim Việt lại có một phim hay

Qua trao đổi, được biết giá trị trung bình một kịch bản điện ảnh nguyên tác ở Việt Nam không như tưởng tượng. Nhưng cũng khó trách được các nhà đầu tư khi đó là những sản phẩm được đặt hàng để ra đời thay vì họ được lựa chọn giữa nhiều kịch bản hay. Thiết nghĩ khi người ta nhận ra kịch bản mới là thứ tiên quyết và việc viết kịch bản có thể nuôi sống bản thân cũng như đam mê thì những đầu tư chất xám nghiêm túc sẽ xuất hiện.

Còn trước mắt, độ "mới lạ" của phim làm lại sẽ thu hút khán giả đến rạp, từ đó, chí ít khán giả sẽ dần có thói quen xem phim Việt Nam, đó là điểm có lợi cho điện ảnh nước nhà. Chẳng đặng đừng chúng ta vẫn nên chấp nhận đây là một giải pháp tốt trong lúc chờ đợi đội ngũ biên kịch của Việt Nam bắt kịp với nhu cầu phát triển của điện ảnh nước nhà.

Đổ xô remake, phim Việt đang sính ngoại hay tự cứ lấy mình? - Ảnh 12.

Đây cũng là một cái tên đang được nhắm đến trong danh sách "remake"

Đổ xô remake, phim Việt đang sính ngoại hay tự cứ lấy mình? - Ảnh 13.

Phim truyền hình làm lại từ She was pretty gây sốt từ khâu chọn diễn viên, chứng tỏ truyền thông cũng là thứ mà các bộ phim remake cũng cần phải có ngoài một kịch bản gốc

Tuy nhiên, nhìn vào list phim Việt hoá dưới đây có thể thấy một điểm chung: hầu hết đều làm lại từ phim Hàn Quốc. Có thể do các nhà làm phim nhìn vào

Em là bà nội của anhrồi "học theo", hay doBạn gái tôi là Sếp không "bùng nổ" như mong đợi rồi cho rằng phim Thái khó... làm lại hơn phim Hàn. Thực chất, kịch bản làm lại có tốt hay không lại là một vấn đề khác.

Các phim Việt hóa dự kiến sẽ ra mắt trong thời gian tới:

- Yêu đi, đừng sợ!- làm lại từ phimSpellbound của Hàn Quốc, do Stephane Gauger đạo diễn với sự tham gia diễn xuất của Nhã Phương, Ngô Kiến Huy.

- Ngựa hoang của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, làm lại từ phim Sunny của Hàn Quốc và đang trong quá trinh casting.

- Cô nàng ngổ ngáo của đạo diễn Văn Công Viễn, làm lại từ phim My sassy girl , hiện chưa công bố diễn viên.

- Ông ngoại tuổi băm, làm lại từ phim Speed scandal với sự tham gia của Hứa Vĩ Văn và Kaity Nguyễn.

- Sát thủ đầu mang mũ, Charlie Nguyễn đạo diễn, làm lại từ truyện tranh Nhật Bản Key of life, từng được Hàn Quốc chuyển thể với tên Luck-Key.

- Sắc đẹp ngàn cân với sự tham gia của Minh Hằng và Rocker Nguyễn, phim làm lại từ phim 200 pounds beauty của Hàn Quốc, dự kiến ra mắt trong tháng 9/2017.

Theo Hoàng Hưng/Trí thức trẻ

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất