Vì sao phim hạng B tồn tại và sống tốt ở Hollywood thời nay?

Kênh 14 - 17/04/2018, 06:31

Sau khi Guillermo del Toro dành được giải Oscar cho bộ phim hay nhất với "The Shape of Water", những phim "chiếu dưới" được đánh giá hạng B, từ "Rampage" cho đến "A Quiet Place" cũng đang đặt từng bước một sang “top” các phim hàng đầu Hollywood.

Phim hạng B là khái niệm tương đối nhằm ám chỉ những bộ phim với sự đầu tư chưa thực sự chất lượng và ít được mong chờ từ giới chuyên môn. Những bộ phim được đánh giá hạng B chỉ có thể trở thành một "tâm điểm" của người xem khi chúng ta gọi chúng là những bộ phim hạng A "nhì" cùng với sự góp mặt của các ngôi sao nổi tiếng trong phim.

Định nghĩa này từng được dùng để mô tả những bộ phim "vô thưởng vô phạt", cốt truyện đơn giản không có gì khó đoán. Tuy nhiên, với cách thức vận hành và thị hiếu mới, những gì mà chúng ta gọi là "phim loại B", hay phim hạng nhì, đang có những bước chập chững trên con đường trở thành tiêu điểm mới. Xét theo khuôn khổ thuật ngữ, dòng phim này đã không còn bị giới hạn trong phạm vi kinh phí thấp mà đang được chính các hãng phim lớn bảo trợ với cùng thứ tinh thần phá hoại nay đã được nâng cấp lên mức… quậy tới bến.

Cùng với đó, những phim theo tinh thần "nhỏ nhưng có võ" lại tận dụng sự tự do trong sáng tạo nghệ thuật của mình để đem lại chiều sâu cho các tác phẩm "hạng B". Đó là hai cách thức chính mà những phim hạng nhì đang vận dụng để dần lên ngồi "chiếu trên" tại Hollywood những ngày này.

Phim hạng B nhưng kinh phí hạng A

Khi nhắc tới phim hạng B thì ta không chỉ đề cập đến các phim có chi phí thấp hoặc được chiếu ở các rạp "tầm trung" mà còn nói tới những tác phẩm từ các hãng lớn nhưng đội ngũ làm phim lại thực hiện chúng với suy nghĩ, tinh thần cực kì "tưng tửng".

Làm thế nào những bộ phim hạng B có thể “tồn tại” và sống tốt tại Hollywood ngày nay? - Ảnh 1.

"Chiến thôi nào!"

Những đánh giá về thể loại phim này đưa chúng ta đến Rampage (Siêu Thú Cuồng Nộ), một bộ phim mà đô vật tỉ phú Dwayne "The Rock" Johnson vật vã trong vai nhà linh trưởng học chống lại cuộc tấn công của những con thú khổng lồ (bị biến đổi gen) với sự giúp đỡ của một con khỉ siêu khủng (George). "Quái thú gặp quái thú hung dữ hơn", "To gặp to hơn" mỗi từ ngữ trong tagline của bộ phim thực sự khá lố bịch khiến ai trong chúng ta cũng đều phải thốt lên: Đây đích thị là một bộ phim hạng B rồi!

Đánh giá của nhà phê bình cho Rampage trải dài từ "ngốc nghếch" cho tới "xem không cần mang não". Những nhà sản xuất cho phim ngoài việc thổi phồng lũ sinh vật quý hiếm lên để nhồi CGI vào đó, thì không cần quan tâm thứ gì khác. Lũ siêu thú trong Rampage đã nằm gọn trong "gói sản phẩm" to đùng của CGI thời công nghiệp. Khán giả thì cần một tác phẩm giải trí cho nhẹ não, ngay cả khi nó ngốc chết đi được thì "xem vẫn vui mà".

Làm thế nào những bộ phim hạng B có thể “tồn tại” và sống tốt tại Hollywood ngày nay? - Ảnh 2.

 

Và như đã nói ở trên, khi chúng ta nhắc đến các phim hạng B thì thường ngầm hiểu rằng chi phí làm phim thấp. Nhưng Rampage, theo lời của Dolly Parton, cực kì tốn kém, chính xác là một trăm hai mươi triệu đô la. Bộ phim được công chiếu nhiều ngày sau khi ra mắt trailer The Meg (Cá Mập Siêu Bạo Chúa) của Jason Statham cũng phải nhận khá nhiều gạch đá: "Stath phải chiến đấu với một con cá mập Megalodon khổng lồ… trong không gian mô phỏng 3D!". Ngạc nhiên chưa, một bộ phim với cốt truyện tưởng như khai quật từ năm 80 lại có kinh phí lên tới 150 triệu USD.

Làm thế nào những bộ phim hạng B có thể “tồn tại” và sống tốt tại Hollywood ngày nay? - Ảnh 3.

Khác với "The Meg", những phim về cá mập thường chỉ có kinh phí thấp.

Nếu có một bài kiểm tra nhằm phân loại đâu là phim hạng B chân chính, thì The Meg chắc chắn sẽ vượt qua thử thách dễ dàng. Nội dung phim đã được tiết lộ một cách quá rõ ràng (với câu nói "Đó là con cá mập lớn nhấttừng tồn tại). Không giống như những "đàn anh" cá mập khác từng tạo nên hiện tượng internet như Sharknado, Mega Shark hay Giant Octopus, The Meg có kinh phí sản xuất là 150 triệu USD.

Làm thế nào những bộ phim hạng B có thể “tồn tại” và sống tốt tại Hollywood ngày nay? - Ảnh 4.

 

Tuy nhiên, có lẽ hơi thái quá khi đánh giá những bộ phim này là những "bom tấn" trong khoảng thời gian này. Siêu thú trong Rampage và cá mập của The Meg vẫn là những sinh vật quá lớn, bị biến đổi gen và đặc biệt là bị phóng đại vượt ra khỏi nguồn gốc vốn có của chúng, một mô típ không còn mới nữa. Đã thế, tuyến nhân vật con người" trong các phim quái vật cũng không hề có sự đổi mới nào. Trong một bối cảnh những phim điện ảnh chủ đạo đang bị chi phối bởi các siêu anh hùng trong truyện tranh và đống phim hậu truyện, làm lại, chuyển thể, một số nhà làm phim vẫn chọn cách giữ nguyên ý tưởng và phương pháp lỗi thời của họ.

Thành công của A Quiet Place đã "đổi đời" cho khái niệm phim hạng B

"Jaws" – kẻ khai sinh ra khái niệm "mùa phim bom tấn hè" ở Hollywood là một phim có cốt truyện loại B với cách thể hiện rất thông minh.

Trong hơn 40 năm kể từ khi khán giả trên khắp thế giới rùng mình tột độ bởi "Jaws" của Steven Spielberg, giờ đây nhiều phim hạng B đã thận trọng hơn khi ra mắt khán giả mà tiêu biểu phải kể tới A Quiet Place (Vùng Đất Câm Lặng) của John Krasinski.

Tác phẩm đã bắt kịp được xu hướng thời đại, như một phiên bản "cập nhật" của phim hạng B, và tất nhiên so với một con khỉ bạch tạng khổng lồ trong Rampage thì A Quiet Place (sản xuất chỉ với 17 triệu đô la) là một bộ phim thành công hơn hẳn cả về doanh thu lẫn đánh giá chuyên môn. Bộ phim kinh dị đi sâu vào nỗi yếu đuối của con người trước thinh không được nhiều nhà phê bình khen là "tác phẩm kinh dị được nâng cấp" bởi từ trước tới nay thể loại này chưa bao giờ được đánh giá cao về phương diện nghệ thuật.

Làm thế nào những bộ phim hạng B có thể “tồn tại” và sống tốt tại Hollywood ngày nay? - Ảnh 6.

 

Những Rampage hay The Meg là đại diện cho dòng phim đánh vào thị hiếu đơn giản của bộ phận khán giả, từ đó sử dụng diễn viên và CGI để đắp thêm vào một cốt truyện cũng đơn giản không kém. Trong khi đó, với một áp lực tài chính nhẹ nhõm hơn rất nhiều, các tác phẩm như A Quiet Place tìm tòi hướng đi sáng tạo mà bình thường một phim kinh phí cao không có được sự tự do như thế. Bộ phim của đạo diễn John Krasinski là một phim loại B kiểu cũ có nhiều cải tiến hơn hẳn con quái khổng lồ Rampage: chi phí sản xuất chỉ có 17 triệu USD, quy mô tuy nhỏ nhưng vẫn có thể tạo ra một tác phẩm kinh dị đầy hiệu quả, tạo ra nỗi sợ hãi bằng chính bản chất cốt lõi của mình.

A Quiet Place là một bộ phim không có nhiều lời thoại, với bầu không khí yên tĩnh nhưng vẫn tạo ra sự rúng động nhờ vào cách thể hiện thông minh, chinh phục nhiều nhà phê bình. Nhiều người trong số họ đã lấy phần ý của Krasinski đểgọi đây là "phim kinh dị cao cấp", một thuật ngữ ngày càng phổ biến nhằm tôn vinh các phim có khát vọng nghệ thuật cao quý.

Nhưng cách gọi này lại phân biệt sự sang hèn đối với bản thân thể loại phim ảnh: có những phim kinh dị hay và dở, có phim kinh dị thông minh và ngu ngốc…và sự phân biệt này rõ ràng không hề có ý đề cao thái quá một nhóm các phim dựa trên sự khác biệt cơ bản về đẳng cấp và chất lượng. Nhà phê bình April Wolfe đã chỉ rõ điều này trên Twitter: "Rất ổn khi nói đó là phim kinh dị… Nhưng tôi không dùng từ "phim đẳng cấp" để phân biệt những phim tôi thích với những phim tôi không thích."

Làm thế nào những bộ phim hạng B có thể “tồn tại” và sống tốt tại Hollywood ngày nay? - Ảnh 7.

 

Cuộc tranh luận về "đẳng cấp" là bằng chứng cho thấy phim hạng B không đánh mất đi tính nghệ thuật của nó, dù rằng hệ thống phân loại của cộng đồng đang sụp đổ theo những cách riêng đầy thú vị.

Ví dụ, bộ phim đoạt giải Phim hay nhất Oscar năm nay, The Shape of Water của del Toro là sự kết hợp giữa các yếu tố lãng mạn với ý tưởng kể chuyện, thiết kế được vay muợn từ The Creature from the Black Lagoonnăm 1954. Đó là một bộ phim mà sẽ không bao giờ lọt vào tầm ngắm của Viện Hàn lâm ngày xưa. Nhưng giờ thì khác, theo một cách gián tiếp, với nhiều cách nhìn nhận hơn, thì ngay cả những vị giám khảo già nua cũng bắt đầu nhận ra vẻ đẹp nằm trong các phim hạng B.

Và có lẽ việc đánh giá, phân loại phim hạng A hay B bây giờ không còn quan trọng nữa. Bởi vì một bộ phim được sản xuất với chi phí bao nhiêu, cao hay thấp mà khi ra mắt được khán giả đón nhận nồng nhiệt thì đó vẫn là một "bom tấn". Ngược lại, một bộ phim cho dù có được chi "mạnh tay" nhưng doanh thu thất bát thì có lẽ vẫn chỉ là những "quả bom xịt" mà thôi.

Theo Duy Châu - Nguyễn Vân/Trí thức trẻ

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất