Văn hóa ăn bốc ở Malaysia
Cũng như ở Ấn Độ, phần đông người Malaysia có thói quen ăn bốc. Với họ, đó là một nghi thức tôn nghiêm thể hiện lòng biết ơn: cung kính nhận lấy bằng tay trần thức ăn do đấng tối cao ban cho.
- "Ngó trộm" nhật ký du lịch 5 ngày cực rẻ đến Malaysia và Singapore xinh đẹp
- Malaysia xác nhận cánh máy bay trôi dạt là của MH370
- Miu Lê làm khách mời ra mắt phim Hollywood ở Malaysia
- Phong cách teen Malaysia trong mắt nữ du học sinh Việt
- Cuộc sống nhung lụa của "thiên kim tiểu thư" nhà tỷ phú Malaysia
Ở Malaysia – nơi có nền ẩm thực được thế giới đánh giá cao - người ta ăn bốc tất cả các loại thức ăn và ngay trong những nhà hàng rất sang trọng cũng thường xuyên thấy cảnh này. Có thể bạn cho rằng ăn bốc rất mất vệ sinh, nhưng quan niệm “vệ sinh” của người ở đây (cũng như ở Ấn Độ, Malaysia và các nước Hồi Giáo ăn bốc khác nói chung) khác hẳn với chúng ta. Họ coi rằng, ăn bằng tay vẫn rất sạch sẽ, có điều nhất nhiết phải dùng tay phải.
Ăn bốc ở Malaysia phổ biến trong tất cả các tầng lớp xã hội của những người theo đạo Hồi.
Quy tắc hai bàn tay này là quy tắc nghiêm ngặt trong ẩm thực tới mức người thuận tay trái khi ăn cũng sẽ dùng tay phải, và cả những món có dạng lỏng như cà ri cũng sẽ ăn bằng tay. Cầm thức ăn bằng tay trái là điều cấm kị, bởi tay trái là đại diện cho "cái ác" gồm những yếu tố tiêu cực, xấu xa và nhơ bẩn, còn tay phải đại diện cho "cái thiện" với tính chất đúng đắn, công lý và cao khiết. Vì coi việc được ăn là nghi thức thờ cúng thần linh nên yếu tố “xấu xa” của bàn tay trái phải bị loại bỏ.
Trước khi ăn họ sẽ rửa tay sạch sẽ, tay trái cầm khay, tay phải dùng để trộn thức ăn, đưa vào miệng. Mỗi người sẽ được phục vụ một chiếc đĩa riêng, thường thì trong đĩa có nhiều ngăn, mỗi ngăn đựng một món ăn. Có khi họ dùng lá chuối hay lá sen sạch, trải ra làm đĩa, làm mâm. Khẩu phần của từng người được để lên từng chiếc lá gồm cơm, đồ xào, đồ nấu nhừ,…
Món cơm béo Nasi Lemak - quốc thái của Malaysia - chủ yếu được ăn bốc.
Việc sử dụng tay để bốc cũng đòi hỏi phải có kỹ thuật, sao cho khi đưa thức ăn vào miệng xong sẽ không dính thức ăn trong bàn tay, không làm rơi rớt nước xốt, quanh miệng không dính thức ăn…
Bàn tay phải bốc một nhúm cơm, trộn đều với một chút thức ăn, đồ xào,… Bốn ngón tay chụm lại tạo thành hình lòng như chiếc muỗng, thức ăn được đưa vào trong lòng chiếc muỗng ấy.
Khi đưa lên miệng, ngón cái khéo léo lùa thức ăn từ lòng ngón tay đẩy lên mấy đầu ngón tay, ngón cái gạt toàn bộ thức ăn ra khỏi lòng ngón tay, đẩy vào miệng. Không chút thức ăn dính lại trong lòng tay, cũng không rơi rớt.
Có thể nói việc ăn bốc này của người Malaysia quả là không dễ dàng với người nước ngoài. Tính kỹ thuật còn khó hơn cả việc ăn bằng đũa của người Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản… Chưa kể tới chướng ngại về mặt tâm lý với những người đã quen dùng dụng cụ để đưa thức ăn vào miệng. Do vậy, Tổng cục Du lịch Malaysia cũng không khuyến khích đưa văn hóa ẩm thực ăn bốc này cho khách du lịch thưởng thức.
Tuy nhiên, đây lại là một trong những yếu tố hấp dẫn du khách khi tới Malaysia. Họ coi việc thưởng thức ăn bốc (dù chỉ một lần duy nhất) là một trong những trải nghiệm cần có khi đến với quốc gia Hồi Giáo này.
Minh Du
Video được xem nhiều nhất