Những “bí kíp sinh tồn” khi làm dâu nhà mẹ chồng khó tính
Muốn sống sót ở nhà chồng, đặc biệt là qua ải của mẹ chồng trái khuấy, những cô con dâu nên thủ sẵn các “điều răn” sau.
- Loạt ảnh chưa từng tiết lộ của nam chính "Sống chung với mẹ chồng" trong "Tuổi thanh xuân 2"
- Chồng ngoại tình, có con với người khác - hôn nhân trong "Sống chung với mẹ chồng" kiểu gì cũng tan vỡ?
- Anh Dũng "Sống chung với mẹ chồng": Bị gọi là "loại đàn ông không ra gì" khi đi ra đường
- Hậu trường vui nhộn, cười tít mắt của phim hot "Sống chung với mẹ chồng"
- Tập 7 "Sống chung với mẹ chồng": Vân rớt nước mắt nghe mẹ ruột bảo hãy nhẫn nhịn mẹ chồng!
Phim Sống Chung Với Mẹ Chồng đang làm dậy sóng truyền hình với những mâu thuẫn gia đình rất đời thường nhưng được hấp dẫn hóa dưới lăng kính điện ảnh. Đặc biệt là cuộc chiến mẹ chồng – nàng dâu không hồi kết của nhân loại.
Trong phim, Vân (Bảo Thanh) là một cô dâu của thời đại mới, thời mà con gái đã không còn bị lệ thuộc vào chuyện bếp núc nội trợ mà có thể ra ngoài kiếm tiền, chưa kể Vân còn rất xinh đẹp. Vân luôn nghĩ "đỗ bến" với Thanh (Anh Dũng) là một cái kết đẹp của đời mình vì chồng đẹp trai, hiền lành, có công ăn việc làm mà người người mơ ước. Tuy nhiên, mọi thứ đã sụp đổ khi Vân phải chống chọi với hàng loạt những chiêu trò tai quái của mẹ chồng.
Đừng tưởng ở thời đại mới thì các bà mẹ chồng đã không còn định kiến hay tư tưởng phong kiến. Thời đại mới thì sự khắt khe, thậm chí là quá quắt, cũng phải mới hơn. Qua 6 tập phim với vô vàn thử thách được bày ra trước cô con dâu cũng-không-mấy-hiền-lành-nhưng-vẫn-dưới-cơ-bà-mẹ-chồng-đanh-thép, khán giả (đặc biệt là các cô gái trẻ) có thể tự rút ra một số bí quyết để phòng thân trước khi về nhà chồng.
Giao hết việc cưới xin cho mẹ chồng
Đám cưới là chuyện hệ trọng trong đời, ai mà chẳng muốn tự tay tổ chức cho mình một cột mốc quan trọng như thế. Có người còn "vẽ" sẵn trong đầu một đám cưới trong mơ từ hồi còn nhỏ cơ! Nhưng thực tế có nhiều cay đắng lắm. Cưới xin là chuyện nhà trai đi hỏi, nói trắng ra là phải bỏ tiền tổ chức nên việc các bà mẹ chồng muốn can thiệp vào là chuyện có thể lí giải.
Chưa kể là cưới con trai nhà giàu còn mình xuất thân tỉnh lẻ thì càng dễ bị soi. May mắn gặp nhà chồng tâm lí thì không nói, chứ gặp phải bà mẹ chồng "bao đồng" như bà Phương thì xác định đêm tân hôn cho mặc gì thì mặc đó luôn chứ đâu chi là tấm ga trải giường giảm giá 70%!
Nhập gia thì tùy tục, bản thân phải là ưu tiên sau cùng
Đành rằng Vân là cô gái của thời đại mới, là một biên tập cứng cựa của tòa soạn nhưng một khi đã về nhà chồng thì phải biết rằng mẹ chồng chính là "chủ biên", đừng có hòng mà tự tung tự tác, bằng không là mất việc. Bởi vì cộng sự mang tên "chồng" ngồi cạnh là "đệ tử ruột" của chủ biên, có yêu mình đến đâu thì cũng đâu dám cãi lại người đã "nuôi lớn bằng đầu bằng cổ".
"Tuyên ngôn" đanh thép của bà Phương
Nghe chưa hả Vân? Đi làm bị sếp mắng thì nhịn, về nhà bị mẹ chồng bắt làm theo mọi chuyện thì cũng đành… nhịn luôn cho yên nhà yên cửa. Ít nhất là nhịn khi mà mình chưa có đồng minh.
Hay như chuyện mẹ chỉ bảo cho bếp núc theo quy trình quy củ, sạch sẽ ngăn nắp âu cũng là điều tốt thôi mà. "Một điều nhịn là chín điều lành", bỏ thức ăn thừa vào hộp rồi đem cất thì tủ lạnh cũng bớt có mùi hơn.
Luôn khóa cửa đặng còn trở tay cho kịp
Đừng vội nghĩ rằng chuyện giường chiếu là chuyện riêng tư khi đã lọt vào lãnh địa của bà mẹ chồng thích quán-xuyến-mọi-việc. Nếu không muốn đang trong lúc "mặn nồng" bị mẹ chồng xông vào quát mắng"không được cưỡi lên người con trai tôi" thì tốt nhất hãy khóa trái cửa phòng, ít ra khi mẹ chồng dùng chìa sơ cua để mở thì vẫn còn kịp nghe tiếng mà "tách ra".
Đấy là chưa kể mẹ chồng cũng có kinh nghiệm làm dâu, làm vợ trước mình nên tất nhiên là có những kinh nghiệm mà nếu chưa trải qua thì chưa thể kiểm chứng được. Mẹ đã bảo "còn trẻ, quan hệ ít thôi" thì cũng là do mẹ quan tâm cho sức khỏe của con cái. Hay "tốt mái hại trống" cũng chỉ là mẹ muốn con trai mẹ đỡ lao lực. Tính mẹ đã thích quan tâm thì thôi cũng hãy cứ nghe lời mẹ, muốn gì thì cứ khóa cửa lại, đâu cần phải trợn mắt rồi giận lẫy làm gì cho chồng mình khó xử.
Trước khi tặng quà hãy tháo tem giá
Quà cáp là chuyện nên làm, không chỉ trong quan hệ gia đình mà cả bạn bè, đồng nghiệp, đối tác. Bởi vì ai được tặng quà mà chẳng thấy vui. Nhưng "làm dâu khó lắm, phải đâu chuyện đùa", không phải cứ đi mua một món quà mấy triệu bạc tặng là mẹ chồng sẽ yêu thương mình hơn đâu.
Câu chuyện của Vân không hề hy hữu mà còn khá quen thuộc trong xã hội, nhất là ở miền Bắc. Chi tiết bà Phương quát mắng ầm ĩ rồi mang chiếc túi 2390k ra cửa hàng trả lại đã khiến không ít nàng dâu nhớ lại chuyện bản thân. Nói trắng ra thì chẳng phải mẹ chồng muốn làm khó làm dễ, quan trọng là con dâu phải tinh ý hơn. Đâu phải cứ nghe bạn bè bảo mua quà càng đắt tiền thì mẹ chồng càng vui!? Đấy là chuyện nhà họ.
Nếu Vân biết bà Phương là người hay xét nét, tiết kiệm thì đã chẳng cần phải mua quà đắt như thế lại còn để nguyên tem giá cho bà có cớ làm khó dễ. Mọi chuyện đều hơn thua ở chỗ hiểu nhau cả, Vân ơi! Quan trọng là tấm lòng mà, nhớ nhé các nàng dâu tương lai. Đấy là chưa kể lúc nào tặng quà mà chẳng phải gỡ giá đi, trong chuyện này Vân hơi ẩu rồi.
Cân bằng chuyện gia đình và công việc
Ở cái thời buổi kinh tế phát triển thì việc tiết kiệm điện, nước gần như không còn là bận tâm của mọi người nữa. Nhưng với những người chỉ quanh quẩn trong nhà, trong bếp như bà Phương thì khác. Thậm chí bà còn từng sống qua thời bao cấp khổ sở thì chắc chắn thói tiết kiệm đã ăn sâu vào người. Thế nên đừng ngạc nhiên khi nghe mẹ chồng bảo là:
"Nếu không có việc gì quá cần thiết, con cứ để việc ở cơ quan mà làm. Ở đó, họ bao cấp hết điện nước. Chứ tháng này tiền điện hơn 2 triệu đấy".
Chưa kể trong mắt mẹ chồng thì con dâu phải tập trung "chăm chồng, sinh con. Có hai việc đấy cũng chưa hoàn thành thì những mối quan hệ khác có quan trọng gì" , nếu Vân thông cảm cho việc bà Phương chỉ có Thanh là con trai một thì trong ngoài cũng đã yên ấm hơn chút đỉnh.
Gia đình êm ấm như này thì ai chả muốn, nhưng đây chỉ là hình mang tính minh họa thôi
Nói chung là làm dâu khó trăm bề, mỗi nhà lại mỗi cảnh nhưng "ải" khó nhất mà con dâu phải vượt quan chính là hiểu-mẹ-chồng. Dù thực tế "bà mẹ chồng nào cũng có mẫu số chung là super-soi" đi nữa thì cái quan trọng nhất của việc hòa thuận chính là "thấu hiểu", tưởng dễ nhưng cực kì khó. Thôi thì cô nào sắp lấy chồng, nhắm chưa hiểu được mẹ chồng thì cũng nên lận lưng vài "bí kíp" trên để tránh trở thành nhân vật chính trên truyền hình như Vân.
Theo Phúc Du/Trí thức trẻ
Video được xem nhiều nhất