Khi tượng vàng Oscar bị các tên tuổi lớn “quay lưng”

Dân trí - 24/02/2017, 08:35

Trong khi có những ngôi sao rất nỗ lực cố gắng nhưng vẫn vô duyên với tượng vàng Oscar thì cũng có không ít trường hợp sẵn sàng ngoảnh mặt làm ngơ khi được vinh danh tại lễ trao giải của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh.

Marlon Brando

Vào năm 1973, huyền thoại điện ảnh Marlon Brando đã được xướng tên ở hạng mục Nam diễn viên xuất sắc nhất cho vai diễn Vito Corleone trong phim “The Godfather” tại lễ trao giải Oscar lần thứ 45. Tuy nhiên, Marlon Brando đã không đến nhận giải mà ủy quyền cho Sacheen Littlefeather đến để thay mặt mình đọc một bài phát biểu dài nhằm lên án thực trạng làm phim bất công tại Hollywood và đòi lại quyền lợi cho người dân da đỏ.

Vào năm 1973, huyền thoại điện ảnh Marlon Brando đã được xướng tên ở hạng mục Nam diễn viên xuất sắc nhất cho vai diễn Vito Corleone trong phim “The Godfather” tại lễ trao giải Oscar lần thứ 45. Tuy nhiên, Marlon Brando đã không đến nhận giải mà ủy quyền cho Sacheen Littlefeather đến để thay mặt mình đọc một bài phát biểu dài nhằm lên án thực trạng làm phim bất công tại Hollywood và đòi lại quyền lợi cho người dân da đỏ.
 

Elizabeth Taylor

Elizabeth Taylor cũng đã từ chối tham gia lễ trao giải Oscar năm 1966 dù huyền thoại điện ảnh của Hollywood được đề cử giải thưởng Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với bộ phim “Whos afraid of virginia woolf?”. Thay vì tới nhận giải, Elizabeth Taylor đã ở lại Paris cùng Richard Burton, người cũng được đề cử vào năm đó nhưng khó có khả năng thắng giải.

Elizabeth Taylor cũng đã từ chối tham gia lễ trao giải Oscar năm 1966 dù huyền thoại điện ảnh của Hollywood được đề cử giải thưởng Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với bộ phim “Who's afraid of virginia woolf?”. Thay vì tới nhận giải, Elizabeth Taylor đã ở lại Paris cùng Richard Burton, người cũng được đề cử vào năm đó nhưng khó có khả năng thắng giải.
 

Paul Newman

Sau 6 đề cử Oscar diễn xuất và 2 Oscar danh dự, Paul Newman cuối cùng cũng được trao tượng vàng nhờ tác phẩm “The color of money” vào năm 1987. Tuy nhiên, nam diễn viên lại không hề đến nhận giải và còn than thở với tờ AP rằng: “Chuyện này giống như bạn theo đuổi một người phụ nữ suốt 80 năm trời. Cuối cùng, khi cô ấy động lòng thì bạn lại nói: “Vô cùng xin lỗi, anh mệt rồi!”.

Sau 6 đề cử Oscar diễn xuất và 2 Oscar danh dự, Paul Newman cuối cùng cũng được trao tượng vàng nhờ tác phẩm “The color of money” vào năm 1987. Tuy nhiên, nam diễn viên lại không hề đến nhận giải và còn than thở với tờ AP rằng: “Chuyện này giống như bạn theo đuổi một người phụ nữ suốt 80 năm trời. Cuối cùng, khi cô ấy động lòng thì bạn lại nói: “Vô cùng xin lỗi, anh mệt rồi!”.
 

Katharine Hepburn

Lập kỷ lục với 4 lần thắng giải Oscar nhưng trong cả 4 lần Viện Hàn lâm trao giải, Katharine Hepburn đều vắng mặt. Dĩ nhiên, việc vắng mặt tại lễ trao giải Oscar không thể gây ảnh hưởng tới tài năng cũng như danh tiếng của Katharine Hepburn và huyền thoại điện ảnh đã được Viện điện ảnh Mỹ vinh danh là Nữ diễn viên vĩ đại nhất mọi thời đại.

Lập kỷ lục với 4 lần thắng giải Oscar nhưng trong cả 4 lần Viện Hàn lâm trao giải, Katharine Hepburn đều vắng mặt. Dĩ nhiên, việc vắng mặt tại lễ trao giải Oscar không thể gây ảnh hưởng tới tài năng cũng như danh tiếng của Katharine Hepburn và huyền thoại điện ảnh đã được Viện điện ảnh Mỹ vinh danh là Nữ diễn viên vĩ đại nhất mọi thời đại.
 

Michael Caine

Không trốn tránh lễ trao giải Oscar nhưng khi được vinh danh với giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất nhờ vai diễn trong phim “Hannah and her sisters” (1986), Michael Caine đã buộc phải vắng mặt vì đang bận đóng bộ phim “Jaws: The revenge”. Tuy nhiên, đến khi tiếp tục được Oscar vinh danh với tác phẩm “The cider house rules” vào năm 2000, Michael Caine đã rất vui mừng khi có thể đến tham dự lễ trao giải của Viện Hàn lâm.

Không trốn tránh lễ trao giải Oscar nhưng khi được vinh danh với giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất nhờ vai diễn trong phim “Hannah and her sisters” (1986), Michael Caine đã buộc phải vắng mặt vì đang bận đóng bộ phim “Jaws: The revenge”. Tuy nhiên, đến khi tiếp tục được Oscar vinh danh với tác phẩm “The cider house rules” vào năm 2000, Michael Caine đã rất vui mừng khi có thể đến tham dự lễ trao giải của Viện Hàn lâm.
 

Banksy

Nghệ sĩ graffiti, nhà hoạt động chính trị, đạo diễn phim và họa sĩ người Anh, Banksy vẫn luôn giấu kín danh tính của mình và khi được đề cử giải Oscar cho Phim tài liệu hay nhất với bộ phim “Exit through the gift shop”, Banksy đã lựa chọn không tới lễ trao giải thay vì phải công khai danh tính.

Nghệ sĩ graffiti, nhà hoạt động chính trị, đạo diễn phim và họa sĩ người Anh, Banksy vẫn luôn giấu kín danh tính của mình và khi được đề cử giải Oscar cho Phim tài liệu hay nhất với bộ phim “Exit through the gift shop”, Banksy đã lựa chọn không tới lễ trao giải thay vì phải công khai danh tính.

Dung Nhi

Theo BI

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất