Cố quá thành quá cố, "Pacific Rim: Uprising" chứa 10 hạt sạn khó nuốt

Kênh 14 - 28/03/2018, 07:08

Nỗ lực thêm thắt nội dung cũng như thiếu đi "kiến trúc sư" Guillermo del Toro đã khiến "Pacific Rim: Uprising" chứa đầy sạn.

Cuối cùng thì Pacific Rim: Uprising cũng đã hạ bệ Black Panther sau 5 tuần thống trị bảng xếp hạng Bắc Mỹ. Bộ phim được hy vọng sẽ tiếp nối thương hiệu do Guillermo del Toro tạo ra cách đây 5 năm. Song, do nhồi nhét quá nhiều nội dung khiến tác phẩm trở nên phi logic hơn hẳn người tiền nhiệm.

1. Raleigh Becket đang ở đâu?

Cố quá thành quá cố, Pacific Rim: Uprising chứa 10 hạt sạn khó nuốt - Ảnh 1.

 

Pacific Rim: Uprising lấy bối cảnh 10 năm các sự kiện trong phần đầu tiên. Lúc này, Stacker Pentecost (Idris Elba) được coi như một anh hùng chiến tranh khi hy sinh thân mình để đóng khe nứt Thái Bình Dương. Xuyên suốt bộ phim ai cũng nhắc tới ông như một "thần tượng".

Tuy nhiên, nhân vật chính Raleigh Becket (Charlie Hunnam) thì bặt vô âm tín. Trong khi đó, công đầu lý ra phải thuộc về anh chàng này khi kích nổ Gipsy Danger ở trong khe nứt. Dẫu biết Charlie Hunnam không thể xuất hiện vì bận quay King Arthur: Legend of the Sword (2017) nhưng các nhà làm phim cũng chẳng thể ngó lơ vị trí của người anh hùng này được. Ngay cả con Jaeger chính trong phim cũng là "con trai" Gispsy Avenger kia mà?

2. Sau 10 năm, Jaeger vẫn ít như xưa

Cố quá thành quá cố, Pacific Rim: Uprising chứa 10 hạt sạn khó nuốt - Ảnh 2.

 

Vốn trong phần đầu tiên, mỗi quốc gia đều có các Jaeger riêng để chống lại Kaiju. Tuy nhiên, chúng đã hủy diệt gần hết trong suốt cuộc chiến nên chỉ còn lại vài người máy trong trận đánh cuối cùng.

Ấy vậy mà 10 năm sau, số lượng Jaeger cũng vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay dù đã phát triển tới Mark VI. Chẳng lẽ cả thế giới cần ít Jaeger để phòng vệ như vậy sao? Cứ cho là mỗi quốc gia vẫn có đội quân riêng thì tại sao khi Kaiju tấn công Tokyo thì chỉ có mỗi nhóm này giao chiến? Hay vì đoàn phim thiếu kinh phí sau khi trả cát xê cho "siêu sao" Cảnh Điềm nhỉ?

3. Jake Pentecost được bổ nhiệm "đúng quy trình"?

Cố quá thành quá cố, Pacific Rim: Uprising chứa 10 hạt sạn khó nuốt - Ảnh 3.

 

Chuyện phim của Pacific Rim: Uprising xoay quanh nhân vật chính Jake Pentecost (John Boyega) - con trai của Stacker năm xưa. Anh chàng vốn từng là một học viên phi công Jaeger chưa tốt nghiệp nhưng bị đuổi vì hành động lỗ mảng. Suốt 11 năm sau, Jake sống bằng cách trộm phụ tùng của các Jaeger bị hỏng.

Sau khi bị cảnh sát bắt và đứng trước nguy cơ ngồi tù, nhân vật chính... được quay trở lại học viện để làm... giảng viên?!? Thật khó hiểu khi một người thậm chí còn chưa tốt nghiệp và "mất căn bản" suốt 11 năm với thành tích "vào tù ra khám" lại nhanh chóng trở thành phi công Jaeger để bảo vệ thế giới. Hay chỉ bởi Jake là con của Stacker nên sẽ được thăng chức theo "đúng quy trình"?

4. Cả học viện chỉ được vài người

Cố quá thành quá cố, Pacific Rim: Uprising chứa 10 hạt sạn khó nuốt - Ảnh 4.

 

Vâng, cả một học viện đào tạo nhân lực của lực lượng chỉ có vài thành viên. Hai phi công duy nhất mà người xem thấy được là Jake Pentecost và Nate Lambert (Scott Eastwood). Học viện này còn thiếu nhân lực tới mức cho cô bé "đầu đường xó chợ" Amara Namani (Cailee Spaeny) về làm phi công. Chẳng lẽ người có tố chất lái Jeager trong tương lai hiếm thế sao? Chả trách khi Kaiju trở lại thì đám nhóc sinh viên được thăng lên làm phi công hết.

5. Yếu tố tương thích khi có khi không

Cố quá thành quá cố, Pacific Rim: Uprising chứa 10 hạt sạn khó nuốt - Ảnh 5.

 

Để điều khiển được người máy khổng lồ như Jaeger cần phải có tới 2 phi công liên kết với nhau qua một cổng thần kinh. Khi đó, họ có cùng một suy nghĩ và hành động. Đó cũng là lý do khiến thần kinh của những người này phải tương thích với nhau. Như Raleigh Becket đã "giải nghệ" sau cái chết của anh trai Yancy Becket (Diego Klattenhoff) và không tìm được người thích hợp.

Yếu tố này được nhắc lại khi Mako Mori (Rinko Kikuchi) nói rằng Jake Pentecost tương thích với Nate để lái Gipsy Avenger. Song, khi không cần thiết thì việc tương thích hoàn toàn biến mất khi ai cũng có thể kết hợp với nhau. Chẳng phải cả đám nhóc học viên còn chưa hoàn thành khóa học đã đủ sức điều khiển Jaeger mà chẳng gặp bất kỳ vấn đề gì sao?

6. Biết tên Jaeger nhưng không biết ai sản xuất

Cố quá thành quá cố, Pacific Rim: Uprising chứa 10 hạt sạn khó nuốt - Ảnh 6.

 

Trong cuộc họp của Lực lượng Phòng vệ Vành đai Thái Bình Dương, một Jaeger đột ngột xuất hiện và giết chết Mako Mori. Họ biết tên của Jaeger này là Obsidian Fury nhưng lại chẳng biết... ai sản xuất ra nó cho tới khi được Amara phát hiện ra. Hay lực lượng này rảnh tới mức tự đặt một cái tên thật kêu cho con Jaeger phản bội này nhỉ? Đặt là Jaeger X chẳng phải nhanh sơn sao?

7. Làm phản diện chưa bao giờ dễ đến thế!

Cố quá thành quá cố, Pacific Rim: Uprising chứa 10 hạt sạn khó nuốt - Ảnh 7.

 

Hóa ra, phản diện trong Pacific Rim: Uprising này là Newton Geiszler (Charlie Day). Sau khi kết nối thần kinh với Kaiju ở phần đầu tiên, anh chàng bị tộc Precursors điều khiển trí nào. Newton đã cài não Kaiju vào những con Jaeger không người lái của Tập đoàn Shao để dễ bề thao túng chúng với âm mưu mở lại khe nứt.

Điều kỳ lạ là không biết Newton tìm đâu ra từng ấy não Kaiju sau khi chúng đã bị giết sạch trong Pacific Rim (2013). Sản xuất ra số lượng lớn như thế nhưng chẳng ai phát hiện ra suốt nhiều năm trời. Và đặc biệt là khi Liwen Shao (Cảnh Điềm) lại là một nhà khoa học đại tài nhưng chẳng quan tâm gì tới tình hình kinh doanh hay tiến độ chế tạo của công ty cả. Anh chàng còn thoải mái tạo ra hàng nghìn con Kaiju nhỏ để kết hợp 3 con quái vật khổng lồ lại với nhau kia mà. Làm phản diện chưa bao giờ dễ dàng như thế.

8. Kaiju cũng thích đi du lịch?

Cố quá thành quá cố, Pacific Rim: Uprising chứa 10 hạt sạn khó nuốt - Ảnh 8.

 

Trong phần đầu tiên, Kaiju được cho là hủy diệt thế giới bằng cách xuất hiện ngày càng nhiều và khổng lồ hơn. Phải mất tới 10 năm đến Pacific Rim: Uprising, cả thế giới mới phát hiện ra mục tiêu của chính là núi Phú sĩ chỉ bằng cách... tham chiếu đường đi của Kaiju. Nếu chỉ dễ như thế thì tại sao không ai nhận ra cho tới khi bộ não "thiên tài" của Jake nghĩ đến nhỉ?

Nếu vậy, các Kaiju trong Pacific Rim chỉ tới từ một khe nứt duy nhất trên Thái Bình Dương và có cùng một điểm đến duy nhất là núi Phú Sĩ. Vậy chúng tốn công đi chu du tới Mỹ hay Úc rồi... đi bộ ngược trở lại Nhật sao?

9. Núi Phú Sĩ gần đến thế sao?

Cố quá thành quá cố, Pacific Rim: Uprising chứa 10 hạt sạn khó nuốt - Ảnh 9.

 

Trận chiến cuối phim diễn ra ở Tokyo khi các Jaeger ngăn không cho Kaiju tiến tới núi Phú Sĩ. Trên thực tế, ngọn núi này cách thủ đô Nhật Bản tới 130 km và chẳng thể quan sát được bằng mắt thường. Kaiju cũng chẳng thể đến đó nhanh như thế chỉ bằng việc... đi bộ được. Phải chăng hãng Legendary của Tập đoàn Vạn Đạt ghét Nhật tới mức chỉ muốn phá hủy bằng được Tokyo?

10. Jaeger nặng hàng nghìn tấn nhưng bay nhảy như... chim

Cố quá thành quá cố, Pacific Rim: Uprising chứa 10 hạt sạn khó nuốt - Ảnh 10.

 

Dù công nghệ có phát triển tới thế hệ Mark VI nhưng việc các Jaeger có khối lượng cả nghìn tấn vẫn có thể bay nhảy khi chiến đấu như Transformers thì thật là vô lý. Không chỉ vậy, chúng còn múa võ như các cao thủ võ lâm bất chấp cơ thể đồ sộ.

Nhìn chung, Pacific Rim: Uprising dường như đã đi quá xa cái ý tưởng ban đầu của Guillermo del Toro và mang màu sắc không khác gì Transformers của Michael Bay.

Theo Trí thức trẻ

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất