Sữa trên màn ảnh: Biểu tượng của quyền lực, sự ngây thơ và tính thuần khiết

Kênh 14 - 22/01/2018, 11:40

Hình ảnh một người lớn uống sữa trong phim từ lâu đã đại diện cho một thứ bất bình thường ở chính nhân vật, và đôi khi còn nói lên cả thực tế xã hội.

Khi nhắc đến biểu tượng trong phim, rất nhiều trong số đó mang dáng dấp cụ thể của một đạo cụ. Một miếng xà phòng, chiếc mắc áo, đôi giày, một cái dập ghim màu đỏ có thể hàm chứa thông điệp có sức nặng chuyển tải tới người xem. Tương tự, đồ uống cũng được sử dụng như một công cụ kể chuyện mà mỗi nhân vật chỉ bằng việc chọn lấy chúng đã nói lên rất nhiều.

Sữa trên màn ảnh: Quyền lực, sự ngây thơ và tính thuần khiết của một biểu tượng - Ảnh 1.

 

Nhân dạng của nhân vật có thể được định nghĩa qua cách cô ta chọn đồ ăn/uống, bất kể đó là bia, rượu, tôm hùm hay chỉ một điếu thuốc lá. Chúng có thể nói lên rất nhiều về thân phận, đạo đức hay tính cách đặc trưng của một người. Nếu anh chọn một miếng bít tết tái đỏ, khả năng cao anh là kẻ nam tính, cục súc hoặc mơ hồ như Cypher trong The Matrix.

Sữa, giống như nhiều loại đồ uống khác, được hình tượng hóa trên màn ảnh từ khá lâu rồi. Chúng thường được đại diện cho sự ngây thơ, tuổi trẻ, sự chăm bẵm bởi đơn giản đó là thức uống của trẻ em và hầu hết những người mẹ nuôi con bằng sữa của mình.

Sữa trên màn ảnh: Quyền lực, sự ngây thơ và tính thuần khiết của một biểu tượng - Ảnh 2.

 

Thế nhưng tại sao tất cả lại phải rùng mình khi nhìn thấy cảnh Luke Skywalker uống sữa trong The Last Jedi?

Khi người lớn cũng uống sữa

Sữa trên màn ảnh: Quyền lực, sự ngây thơ và tính thuần khiết của một biểu tượng - Ảnh 3.

 

Không chỉ bởi sữa đó vắt từ một con sinh vật ngoài hành tinh kỳ quặc và bản thân cốc sữa cũng có màu xanh rất quái đản, mà ngay hành động uống sữa của một người trưởng thành trên màn ảnh khiến người xem cảm thấy không thoải mái. Nắm bắt được tâm lý này, các nhà làm phim đã dựng nên những tầng nghĩa mới cho thứ đồ uống tưởng chừng quá quen thuộc này.

Sữa trên màn ảnh: Quyền lực, sự ngây thơ và tính thuần khiết của một biểu tượng - Ảnh 4.

 

Trong Leon: The Professional, Leon là một sát thủ lão luyện lại đi uống sữa thường xuyên thay vì chọn rượu hay bia là những thứ đồ uống đại diện cho phái mạnh. Thế nhưng điều này còn tượng trưng cho sự quan tâm của gã như một người mẹ tới cô bé Mathilda như người mẹ, ngay cả đôi khi gã phải ép Mathilda uống sữa.

Với thế giới hậu khải huyền của Mad Max, sữa cũng như xăng, máu hay nước, là những chất lỏng khan hiếm và bị kiểm soát cũng bởi chúng cung cấp nguồn sống cho cả thế giới. Truyền thông Mỹ vốn có cái nhìn đầy thành kiến với sữa mẹ, vì thế cảnh phim các nhân vật uống sữa mẹ, hay Max rửa mặt trong xô đựng sữa người vừa khôi hài, đầy dụng ý vừa không khỏi kỳ quặc, đúng với chất "điên" của phim.

Sữa trên màn ảnh: Quyền lực, sự ngây thơ và tính thuần khiết của một biểu tượng - Ảnh 5.

 

Sữa và kẻ thủ ác

Có một điều thú vị là hình ảnh của một cao bồi uống sữa ban đầu được lăng xê như một hình tượng người đàn ông tự do, mạnh mẽ, quyền lực, thoải mái làm điều gì mà anh ta muốn.

Sau đạo luật cấm rượu được ban hành từ năm 1920 tới năm 1933, những người Mỹ "chân chính" tìm thấy sự đồng cảm trong hình tượng những gã du côn nát rượu hơn là người uống sữa. Và thế là dòng phim gangster, theo đó là phim noir ra đời, đẻ ra một thế hệ nhân vật điện ảnh toàn những kẻ lách luật, phi anh hùng, hảo hán uống rượu như nước lã và bắn súng không cần nhìn.

Thời gian trôi đi, những nhà làm phim sáng tạo muốn phá bỏ định kiến trên màn ảnh ngày càng khó khăn hơn trong việc tìm ra thứ đồ uống khiến khán giả ấn tượng hơn là những ly rượu chúng ta đã thuộc cả tên. Có lẽ ví dụ nổi tiếng nhất cho nỗ lực này (và đã thành công) là cảnh mở đầu của A Clockwork Orange.

Sữa trên màn ảnh: Quyền lực, sự ngây thơ và tính thuần khiết của một biểu tượng - Ảnh 6.

 

Chúng ta thấy Alex và đám bạn thiếu niên của cậu ta, quần áo tinh tươm trong một căn phòng toàn những tượng phụ nữ lõa thể, ngay cả hàng mi dài (một bên) của Alex cũng khiến ta cảm thấy bất bình thường. Và rồi chúng uống những cốc sữa lớn, chúng kéo đi đánh đập một "lão già say xỉn bẩn thỉu, rống lên những bài hát bẩn thỉu".

Ở đây sữa không còn mang ý nghĩa về sức mạnh hay sự bảo dưỡng, mà sớm thôi ta sẽ nhận ra rằng lũ thiếu niên này sẽ phát triển thứ bản năng kiểm soát, bạo lực và ham muốn tình dục của những con quỷ.

Trong Inglorious Basterds, Hans Landa đã tạo nên một hình ảnh khác về một kẻ tâm thần uống sữa thích ngắm nhìn con mồi của mình tuyệt vọng trong những giây phút cuối cùng. Chúng ta cứ tưởng gã sĩ quan đầy học thức và lịch sự kia hẳn sẽ thích rượu vang (như kẻ giết người trong Silence of the Lambs), thế nhưng Landa đã yêu cầu một cốc sữa trong một gia đình mà gã biết đang che giấu cho người Do Thái.

Sữa trên màn ảnh: Quyền lực, sự ngây thơ và tính thuần khiết của một biểu tượng - Ảnh 7.

 

Gã yêu cầu được nếm sản phẩm của nạn nhân, rồi ngay lập tức phủ nhận giá trị làm người của họ bằng cách khen ngợi những con bò và cô con gái của gia đình gần như cùng lúc.

No Country for Old Men, mặt khác, lại đưa hình tượng kẻ giết người trở về quỹ đạo bình thường của những phim miền Tây, đồng thời khuấy đảo với những sáng tạo riêng mà không thể phủ nhận sự hiện diện của một bình sữa. Và thay vì một kịch bản đối đầu: giữa cảnh sát trưởng và tên sát nhân máu lạnh, khoảnh khắc mà hai nhân vật suýt chạm mặt nhau trong phim của anh em nhà Coens là lúc duy nhất ta tới được gần với các nhân vật như thế.

Sữa trên màn ảnh: Quyền lực, sự ngây thơ và tính thuần khiết của một biểu tượng - Ảnh 8.

 

Sữa trên màn ảnh: Quyền lực, sự ngây thơ và tính thuần khiết của một biểu tượng - Ảnh 9.

 

Đó là lúc Chigurh lấy chai sữa từ trong tủ lạnh của Moss, để nó lại trên bàn cà phê. Vài phút sau, cảnh sát trưởng Bell rót nó ra một cái cốc. Cả hai ngồi cùng một chỗ, nhìn thấy bóng của mình từ cùng một cái tivi. Ngay cả một kẻ ngốc nhất cũng nhận ra ý đồ trong sự sắp đặt đó.

Sữa gần đây đang là chủ đề mới liên quan đến vấn đề phân biệt chủng tộc, rằng chứng bất dung nạp lactose (do thiếu men lactase) mà người da màu mắc phải nhiều hơn người da trắng đã khiến nhiều người theo thuyết phân biệt chủng tộc nghĩ rằng gene da trắng vượt trội hơn.

Cảnh phim trong Get Out, khi nữ chính da trắng – đã lòi đuôi là một kẻ sát nhân – bình thản ăn ngũ cốc và uống sữa trước khi giết người – càng đào sâu thêm mối xung đột đầy nhức nhối trong xã hội Mỹ.

Sữa trên màn ảnh: Quyền lực, sự ngây thơ và tính thuần khiết của một biểu tượng - Ảnh 10.

 

Get Out là một bước tiếp nối cho hình ảnh của sữa trên màn ảnh, từ một biểu tượng cho sự chăm sóc và tuổi trẻ cho tới những tầng nghĩa sâu sắc, đen tối và bạo lực hơn. Thật kỳ lạ khi nghĩ về một trong những đồ uống phổ biến nhất thế giới, và cùng chờ xem những sáng tạo nào tiếp theo cho hình tượng quen thuộc này từ các nhà làm phim.

Theo Ngọc King/Trí thức trẻ

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất