Những mỹ nhân ấn tượng của phim Kim Dung

Zing - 26/05/2015, 09:56

Lý Nhược Đồng, Ông Mỹ Linh, Châu Hải Mỵ, Lê Tư, Giả Tịnh Văn, Lưu Diệc Phi... thể hiện sống động hình ảnh các người đẹp trong tiểu thuyết võ hiệp.

Nhắc đến mỹ nhân phim võ hiệp Kim Dung, khán giả nghĩ ngay đến Lý Nhược Đồng. 2 nhân vật Tiểu Long Nữ trong Thần điêu đại hiệp 1996 và Vương Ngữ Yến trong Thiên long bát bộ 1997 đã đưa sự nghiệp của cô lên đỉnh cao. Mặc dù hiện tại gần như đã giải nghệ, song Lý Nhược Đồng mãi mãi là

Nhắc đến mỹ nhân phim võ hiệp Kim Dung, khán giả nghĩ ngay đến Lý Nhược Đồng. Hai nhân vật Tiểu Long Nữ trong Thần điêu đại hiệp 1996 và Vương Ngữ Yên trong Thiên long bát bộ 1997 đã đưa sự nghiệp của cô lên đỉnh cao. Mặc dù hiện tại gần như giải nghệ, song Lý Nhược Đồng mãi mãi là "nữ thần" trong ký ức fan Kim Dung.

Chu Ân đã để lại ấn tượng đẹp khi tham gia 3 tác phẩm chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn võ hiệp Kim Dung. Đó là Hoàng Dung trong Anh hùng xạ điêu 1994, Trần Viên Viên và A Kha trong Tiểu Bảo và Khang Hy (2001) cùng Viên Tử Y trong Tuyết sơn phi hồ 2006.

Chu Ân để lại ấn tượng đẹp khi tham gia 3 bộ phim chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn võ hiệp Kim Dung. Đó là Hoàng Dung trong Anh hùng xạ điêu 1994, Trần Viên Viên và A Kha trong Tiểu Bảo và Khang Hy (2001) cùng Viên Tử Y trong Tuyết sơn phi hồ 2006.

Được đánh giá là “Hoàng Dung lý tưởng nhất”, nữ diễn viên vắn số Ông Mỹ Linh đã sớm rời khỏi cuộc đời nhưng kịp để lại dấu ấn vĩnh viễn qua hình ảnh Tiểu Đông Tà trong bộ phim Anh hùng xạ điêu 1983.

Được đánh giá là “Hoàng Dung lý tưởng nhất”, nữ diễn viên Ông Mỹ Linh đã sớm rời khỏi cuộc đời nhưng vẫn kịp để lại dấu ấn vĩnh viễn qua hình ảnh Tiểu Đông Tà trong bộ phim Anh hùng xạ điêu 1983.

Nhân vật Triệu Mẫn đã được nhiều mỹ nhân thể hiện, song có 2 nữ diễn viên được khán giả yêu thích nhất là Lê Tư trong bản dựng Ỷ thiên đồ long ký 2001 và Giả Tịnh Văn ở Ỷ thiên đồ long ký 2003. Mỗi người một vẻ riêng biệt nhưng cả 2 đã thể hiện chân thực hình ảnh nàng quận chúa Mông Cổ văn vỏ song toàn, người đã chinh phục Trương Vô Kỵ.

Nhân vật Triệu Mẫn đã được nhiều mỹ nhân thể hiện, song có 2 nữ diễn viên được khán giả yêu thích nhất là Lê Tư trong Ỷ thiên đồ long ký 2001 và Giả Tịnh Văn ở phiên bản 2003. Mỗi người một vẻ riêng biệt nhưng cả 2 đều thể hiện chân thực hình ảnh nàng quận chúa Mông Cổ văn võ song toàn.

Trước khi TVB tái dựng Thần điêu đại hiệp, Tiểu Long Nữ trong bộ phim sản xuất năm 1983 được đánh giá quyến rũ, thanh khiết nhất trên màn ảnh nhỏ Hoa ngữ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các phiên bản Cô Cô mới - đặc biệt là Lý Nhược Đồng, đã làm lu mờ hình ảnh đã gắn liền với tên tuổi của Trần Ngọc Liên.

Trước khi TVB tái dựng Thần điêu đại hiệp 1996, Tiểu Long Nữ trong bộ phim sản xuất năm 1983 được đánh giá quyến rũ, thanh khiết nhất trên màn ảnh nhỏ Hoa ngữ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các phiên bản Cô Cô mới - đặc biệt là Lý Nhược Đồng, làm lu mờ hình ảnh đã gắn liền với tên tuổi của Trần Ngọc Liên.

Châu Hải Mỵ được đánh giá là diễn viên tái hiện nhân vật Chu Chỉ Nhược xuất sắc nhất ở bản dựng Ỷ thiên đồ long ký 1993. Lúc đầu, cô thuyết phục người xem với hình ảnh trong sáng, thuần hậu. Đến khi gặp nhiều biến cố, lại bị chối bỏ tình yêu, Chu Chỉ Nhược trở nên lạnh lùng, trượt dài vào tà lộ.

Châu Hải Mỵ được đánh giá là diễn viên tái hiện nhân vật Chu Chỉ Nhược xuất sắc nhất ở bản Ỷ thiên đồ long ký 1993. Lúc đầu, cô thuyết phục người xem với hình ảnh trong sáng, thuần hậu. Đến khi gặp nhiều biến cố, lại bị chối bỏ tình yêu, Chu Chỉ Nhược trở nên lạnh lùng, trượt dài vào tà lộ.

Phạm Văn Phương là ngôi sao truyền hình Singapore, đã đóng rất nhiều phim nhưng với khán giả, cô tạo ấn tượng mạnh qua hình ảnh Tiểu Long Nữ trong Thần điêu đại hiệp 1997 và Nhậm Doanh Doanh trong Tiếu ngạo giang hồ 2000.

Phạm Văn Phương là ngôi sao truyền hình Singapore, đã đóng rất nhiều phim nhưng với khán giả, cô tạo ấn tượng mạnh qua hình ảnh Tiểu Long Nữ trong Thần điêu đại hiệp 1997 và Nhậm Doanh Doanh trong Tiếu ngạo giang hồ 2000.

Cũng như Trần Ngọc Liên và Lý Nhược Đồng, Lưu Diệc Phi có cơ hội đảm nhận cả 2 vai Vương Ngữ Yến trong Thiên long bát bộ 2003 và Tiểu Long Nữ trong Thần điêu đại hiệp 2006. Mặc dù diễn xuất không được đánh giá cao, song vẻ đẹp như tiên của nữ diễn viên sinh năm 1987 đã mê hoặc nhiều khán giả nam giới.

Cũng như Trần Ngọc Liên và Lý Nhược Đồng, Lưu Diệc Phi có cơ hội đảm nhận cả 2 vai Vương Ngữ Yên trong Thiên long bát bộ 2003 và Tiểu Long Nữ trong Thần điêu đại hiệp 2006. Mặc dù diễn xuất không được đánh giá cao, song vẻ đẹp như tiên của nữ diễn viên sinh năm 1987 đã mê hoặc nhiều khán giả nam giới.

Nếu bên màn ảnh rộng có Lâm Thanh Hà thì trong phim truyền hình, Trần Kiều Ân đã khắc ghi tên mình vào nhân vật Đông Phương Bất Bại ở bản dựng Tiếu ngạo giang hồ 2011. Ngoại hình cùng diễn xuất của mỹ nhân Đài Loan này đã khiến người xem quên mất Đông Phương Bất Bại trong tiểu thuyết Kim Dung là nhân vật ái nam ái nữ.

Nếu trên màn ảnh rộng có Lâm Thanh Hà thì trong phim truyền hình, Trần Kiều Ân khắc ghi tên mình vào nhân vật Đông Phương Bất Bại qua bản Tiếu ngạo giang hồ 2011. Ngoại hình cùng diễn xuất của mỹ nhân Đài Loan này khiến người xem quên mất Đông Phương Bất Bại trong tiểu thuyết Kim Dung là nhân vật ái nam ái nữ.

Trong khi Trần Nghiên Hy bị khán giả ném đá vì hình ảnh Tiểu Long Nữ quá “khác biệt”, thì Trương Hinh Dư lại nhận được nhiều lời khen với nhân vật Lý Mạc Sầu trong Thần điêu đại hiệp 2014. Ngoài ra, mỹ nhân luôn được xem là “đối thù của Phạm Băng Băng” còn đóng 2 phim Kim Dung khác: Mã phu nhân trong Thiên long bát bộ 2013 và Tô Thuyên trong Lộc đỉnh ký 2015.

Trong khi Trần Nghiên Hy bị khán giả ném đá vì hình ảnh Tiểu Long Nữ quá “khác biệt”, Trương Hinh Dư lại nhận được nhiều lời khen với nhân vật Lý Mạc Sầu trong Thần điêu đại hiệp 2014. Ngoài ra, mỹ nhân luôn được xem là “đối thủ của Phạm Băng Băng” còn đóng 2 phim Kim Dung khác: Mã phu nhân trong Thiên long bát bộ 2013 và Tô Thuyên trong Lộc đỉnh ký 2015.

Tuy nổi tiếng với vai Phùng Trình Trình ở Bến Thượng Hải (1978) nhưng nữ nghệ sĩ Triệu Nhã Chi vẫn được nhắc đến qua 2 nhân vật Chu Chỉ Nhược trong Ỷ thiên đồ long ký 1978 và Mã Xuân Hoa trong Tuyết sơn phi hồ 1985.

Tuy nổi tiếng với vai Phùng Trình Trình ở Bến Thượng Hải (1978) nhưng nữ nghệ sĩ Triệu Nhã Chi vẫn được nhắc đến qua 2 nhân vật Chu Chỉ Nhược trong Ỷ thiên đồ long ký 1978 và Mã Xuân Hoa trong Tuyết sơn phi hồ 1985.

Mỹ nhân đảo quốc sư tử Quách Phi Lệ nổi tiếng khi đảm nhận vai Hân Tố Tố trong Ỷ thiên đồ long ký 2003 không phải vì nhan sắc, mà bởi một câu nói: “Phụ nữ càng xinh đẹp thì càng dễ đi lừa gạt người khác”.

Mỹ nhân đảo quốc sư tử Quách Phi Lệ nổi tiếng khi đảm nhận vai Hân Tố Tố trong Ỷ thiên đồ long ký 2003 không phải vì nhan sắc, mà bởi một câu thoại: “Phụ nữ càng xinh đẹp thì càng dễ đi lừa gạt người khác”.

Lưu Đào nổi tiếng từ vai A Châu trong bản dựng Thiên long bát bộ 2003, dù nhân vật chỉ xuất hiện khoảng 1/3 chiều dài phim.

Lưu Đào nổi tiếng từ vai A Châu trong bản dựng Thiên long bát bộ 2003, dù nhân vật chỉ xuất hiện khoảng 1/3 chiều dài phim. Cô đã cùng Hồ Quân (vai Kiều Phong) tạo nên một cuộc tình khắc cốt ghi tâm.

Nếu hình ảnh Nhậm Doanh Doanh của Lương Bội Linh hay Phạm Văn Phương còn bị khán giả cân đong đo đếm thì trong bản dựng Tiếu ngạo giang hồ 2001, Hứa Tịnh được đánh giá là nữ diễn viên “sinh ra đề đóng vai Thánh cô”.

Nếu hình ảnh Nhậm Doanh Doanh của Lương Bội Linh hay Phạm Văn Phương còn bị khán giả cân đong đo đếm thì trong Tiếu ngạo giang hồ 2001, Hứa Tịnh được đánh giá là nữ diễn viên “sinh ra đề đóng vai Thánh cô”.

     

 
 

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất