Những loài cá mập có hình thù kỳ lạ nhất hành tinh

Tiin - 05/07/2016, 09:32

Thân hình giống rắn, chiếc miệng rộng hay phần mũi dài nhọn gần bằng cơ thể là những đặc điểm khiến một số loài cá mập trở nên đặc biệt.

 

Theo Tech Insider, cá mập miệng rộng là loài cá vô cùng hiếm gặp. Chúng có thể sống tới 100 tuổi và thường cư ngụ ở độ sâu hàng nghìn mét dưới mực nước biển. Tuy nhiên, chúng thường di chuyển lên gần mặt nước vào buổi tối để ăn các loài phù du nhỏ. Ảnh: Reuters.

 

Theo Tech Insider, cá mập miệng rộng là loài cá vô cùng hiếm gặp. Chúng có thể sống tới 100 tuổi và thường cư ngụ ở độ sâu hàng nghìn mét dưới mực nước biển. Tuy nhiên, chúng thường di chuyển lên gần mặt nước vào buổi tối để ăn các loài phù du nhỏ. Ảnh: Reuters.

Dù gần như chưa từng được con người bắt gặp và dài không quá 1,8m, cá nhám mang xếp dễ gợi liên tưởng đến những loài thủy quái cổ đại với hàm răng đáng sợ. Ảnh: Công viên Hải dương Awashima.

 Dù gần như chưa từng được con người bắt gặp và dài không quá 1,8m, cá nhám mang xếp dễ gợi liên tưởng đến những loài thủy quái cổ đại với hàm răng đáng sợ. Ảnh: Công viên Hải dương Awashima.

Con cá mập miệng nhỏ thuộc loài cá mập túi này được tìm thấy vào cuối năm 2015 và là con thứ hai được phát hiện từ trước tới nay. Ảnh: M. Doosey/Đại học Tulane. 

Con cá mập miệng nhỏ thuộc loài cá mập túi này được tìm thấy vào cuối năm 2015 và là con thứ hai được phát hiện từ trước tới nay. Ảnh: M. Doosey/Đại học Tulane.

Cá mập đá thuộc bộ cá mập thảm, thường sinh sống ở đáy biển Australia. Người dân địa phương vẫn thường đánh bắt loài cá này để làm thực phẩm. Ảnh: Rling. 

Cá mập đá thuộc bộ cá mập thảm, thường sinh sống ở đáy biển Australia. Người dân địa phương vẫn thường đánh bắt loài cá này để làm thực phẩm. Ảnh: Rling.

Cá nhám phơi dễ gây sợ hãi vì chiếc miệng vô cùng rộng. Tuy nhiên, chúng chỉ dùng miệng để lùa thức ăn là sinh vật phù du. Loài cá này có tên gọi như vậy vì thường được bắt gặp khi kiếm ăn ở bề mặt đại dương và trông như đang phơi nắng. Ảnh: Chris Gotschalk/Wikimedia. 

Cá nhám phơi dễ gây sợ hãi vì chiếc miệng vô cùng rộng. Tuy nhiên, chúng chỉ dùng miệng để lùa thức ăn là sinh vật phù du. Loài cá này có tên gọi như vậy vì thường được bắt gặp khi kiếm ăn ở bề mặt đại dương và trông như đang phơi nắng. Ảnh: Chris Gotschalk/Wikimedia.

Loài cá này thuộc một chi họ cá mập xuất hiện trên Trái Đất từ 400 triệu năm trước. Trong thần thoại Hy Lạp, chimaera là một con quái vật có thân trước của sư tử, thân sau của bò sát và đuôi giống rắn. Ảnh: NOAA. 

Loài cá này thuộc một chi họ cá mập xuất hiện trên Trái Đất từ 400 triệu năm trước. Trong thần thoại Hy Lạp, chimaera là một con quái vật có thân trước của sư tử, thân sau của bò sát và đuôi giống rắn. Ảnh: NOAA.

Chiều dài của một con cá mập yêu tinh là khoảng 3,6 m. Chúng thường sống dưới biển sâu. Khi gặp con mồi như mực, bạch tuộc hay tôm, nó đẩy hàm ra trước tạo thành hình cái kẹp và phóng lưỡi hút con vật vào trong khoang miệng lởm chởm răng nhọn. Ảnh: Wikimedia. 

Chiều dài của một con cá mập yêu tinh là khoảng 3,6 m. Chúng thường sống dưới biển sâu. Khi gặp con mồi như mực, bạch tuộc hay tôm, nó đẩy hàm ra trước tạo thành hình cái kẹp và phóng lưỡi hút con vật vào trong khoang miệng lởm chởm răng nhọn. Ảnh: Wikimedia.

Cá mập búa là thành viên nhỏ nhất trong gia đình cá mập đầu búa. Thức ăn yêu thích của chúng là cua và các loài động vật giáp xác. Chiếc đầu có hình thù như chiếc búa với hai mắt nằm hai bên giúp loài cá mập này quan sát xung quanh như một chiếc camera 360 độ. Ảnh: US Air Force. 

Cá mập búa là thành viên nhỏ nhất trong gia đình cá mập đầu búa. Thức ăn yêu thích của chúng là cua và các loài động vật giáp xác. Chiếc đầu có hình thù như chiếc búa với hai mắt nằm hai bên giúp loài cá mập này quan sát xung quanh như một chiếc camera 360 độ. Ảnh: US Air Force.

Cá mập đèn lồng là một trong những loài cá mập nhỏ nhất thế giới hiện nay. Chúng sống ở độ sâu 2.000m dưới mặt nước biển. Ảnh: NOAA. 

Cá mập đèn lồng là một trong những loài cá mập nhỏ nhất thế giới hiện nay. Chúng sống ở độ sâu 2.000m dưới mặt nước biển. Ảnh: NOAA.

Cá mập voi, loài cá mập to lớn nhất dưới đại dương, là một sinh vật ăn động vật phù du và dễ bị tổn thương. Chúng chủ yếu sống ở các vùng nước ấm và vùng biển nhiệt đới trên khắp thế giới. Cá mập voi có thể di chuyển qua quãng đường hàng nghìn kilomet. Ảnh: National Geographic. 

Cá mập voi, loài cá mập to lớn nhất dưới đại dương, là một sinh vật ăn động vật phù du và dễ bị tổn thương. Chúng chủ yếu sống ở các vùng nước ấm và vùng biển nhiệt đới trên khắp thế giới. Cá mập voi có thể di chuyển qua quãng đường hàng nghìn kilomet. Ảnh: National Geographic.

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất