Ngôi đền ở Nhật thờ bầu ngực phụ nữ

Ngoisao.net - 07/10/2016, 14:21

Đền Jison-In Nhật Bản treo đầy các biểu tượng về bầu ngực để nhằm cầu nguyện sức khỏe cho những người phụ nữ.

ngoi-den-o-nhat-tho-bau-nguc-phu-nu

Ngôi đền Jison- In nằm ở núi Koya - ngọn núi linh thiêng nhất của Nhật Bản thuộc tỉnh Wakayama, đảo Honshu. Đây là ngôi đền duy nhất ở đất nước mặt trời mọc thờ bầu ngực của phụ nữ. Khắp mọi nơi trong đền treo các biểu tượng bầu ngực.

ngoi-den-o-nhat-tho-bau-nguc-phu-nu-1

Biểu tượng bầu ngực được làm từ gỗ đẽo tròn rồi sơn lên hoặc đơn giản hơn là may bằng vải thô.

ngoi-den-o-nhat-tho-bau-nguc-phu-nu-2

Theo sư Annan - người trụ trì đền 40 năm nay, tục lệ này bắt đầu từ nhiều năm trước khi một bác sĩ đến xin đặt bầu ngực trong đền để cầu nguyện phép lành cho bệnh nhân bị ung thư vú. Từ đó nhiều người bắt đầu tới đây để cầu nguyện, xin phù hộ cho sức khỏe phụ nữ. "Bầu vú đại diện cho sinh nở. Vì thế, mọi người cầu xin sự an lành trong suốt quá trình mang thai, hay có nhiều sữa cho con bú hoặc không mắc bệnh ung thư vú", sư thầy Annan cho biết.

ngoi-den-o-nhat-tho-bau-nguc-phu-nu-3

Ngôi đền mang đậm kiến trúc Phật giáo Nhật Bản. Bên trong có hàng nghìn mô hình bầu ngực phụ nữ với đủ hình dáng và kích thước. Du khách tới đền thờ cúng và treo những mô hình này lên ở nhiều góc khác nhau. 

ngoi-den-o-nhat-tho-bau-nguc-phu-nu-4

Trong đền có dãy tượng Quan âm. Người Nhật quan niệm, Quan âm là vị phật bảo vệ trẻ em và người đi xa. Ngôi đền Jison-In là một trong số vài cửa ngõ dẫn tới Kumando Kodo, con đường hành hương của tín đồ Phật giáo gồm 7 tuyến đường mòn lên núi Koya.

ngoi-den-o-nhat-tho-bau-nguc-phu-nu-5

Không Hải Đại Sư là người đầu tiên lên núi Koya tu hành năm 819. Ông là người sáng lập Chân Ngôn Tông, một tông phái bí truyền của Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản năm 805. 

ngoi-den-o-nhat-tho-bau-nguc-phu-nu-6

Đây là con đường mòn Choishi Michi, được tạo thành từ 180 choshi - nghĩa là hòn đá đánh dấu, biểu thị sự khởi đầu của tuyến đường hành hương. Con đường mòn dài 24 km, cứ cách 109 m lại được Không Hải Đại Sư đánh dấu, dẫn tới Đàn Danjo Garan, một trong những ngôi đền thánh trên núi Koya. Cho tới cuối những năm 1800, phụ nữ Nhật Bản vẫn không được phép lên núi thiêng Koya. Vì thế, ngôi đền Jison-In trở thành điểm dừng chân của những người phụ nữ. 

Linh San (theo CNN)

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất