Khám phá những chi tiết bí ẩn có 1-0-2 của “Tomorrowland”

Kênh 14 - 25/05/2015, 17:29

Nhiều chi tiết thú vị trong “Tomorrowland” (Thế Giới Bí Ẩn) đã được Disney bật mí, trước khi bộ phim ra rạp.

Trong tháng 5 này, khán giả hâm mộ của Disney sẽ có cơ hội tham gia vào chuyến phiêu lưu tới miền đất “không có gì là không thể” qua bộ phim mới Tomorrowland (Thế Giới Bí Ẩn). Người xem sẽ được trải nghiệm trong các chiều không gian và thời gian tưởng chừng chỉ có trong trí tưởng tượng. Trong quá trình thực hiện bộ phim vĩ đại này của Nhà Chuột, có rất nhiều điều thú vị đã được các nhà làm phim bật mí.
 

Hãng Disney tìm ra đạo diễn nhờ tư liệu làm phim từ năm 14 tuổi

Đạo diễn Brad Bird hoàn toàn không phải gương mặt xa lạ với hãng Disney. Khi 11 tuổi, Brad Bird đã tỏ ra quan tâm đến phim hoạt hình và trong suốt ba năm sau đó ông đã hoàn thành một bộ phim hoạt hình dài 15 phút, gây sự chú ý đặc biệt với Disney Animation. Lúc đó đã 14 tuổi, ông được Disney chấp nhận cho làm học trò của nghệ sỹ hoạt hình nổi tiếng Milt Kahl. Brad Bird chuyển đến Los Angeles, ở trong một gia đình người bạn để tận dụng cơ hội chỉ -có-một-lần-trong- đời.
 
Milt Kahl

Ý tưởng thực hiện bộ phim dựa trên chiếc hộp bí ẩn tình cờ tìm thấy tại Disney.

Ý tưởng thực hiện Tomorrowland xuất hiện trong tâm trí nhà sản xuất – biên kịch Damon Lindelof khi giám đốc sản xuất Sean Bailey tại Disney nói với ông về một chiếc hộp dán mác “1952”, tình cờ được phát hiện trong một tủ quần áo ở hãng. Bên trong chiếc hộp chứa những mô hình, những bức ảnh và cả thư từ liên quan tới kế hoạch triển khai công viên Tomorrowland và Hội chợ Thế giới 1964 tại New York. Damon Lindelof tưởng tượng rằng những phát hiện này dẫn dắt đến một câu chuyện bí mật mà không ai biết; một nơi gọi là Tomorrowland. Nó không chỉ là công viên trò chơi, mà tồn tại ở một nơi nào đó trong thế giới thực. Điều này đã trở thành điểm xuất phát cho những câu chuyện trong bộ phim Tomorrowland.
 

Đài phun nước Unisphere có thật ngoài đời 

Trong việc tái hiện lại Hội chợ Thế giới 1964 cho Tomorrowland, các nhà làm phim đã may mắn phát hiện ra rằng một trong những chi tiết mang tính biểu tượng nhất trong phim là đài phun nước Unisphere. Đài phun nước mang hình trái đất rất lớn, có thật và ở Flushing Meadows (New York), bên ngoài Trung tâm quần vợt quốc gia USTA. Các nhà làm phim đã phái một nhiếp ảnh gia đến New York để chụp lại những tấm ảnh, nhằm sử dụng chúng để thực hiện những cảnh trong phim.
 

Thành phố trong phim dựa trên một thiết kế của Tây Ban Nha

Nhằm tạo ra một thành phố xây dựng bằng trí tưởng tượng với công nghệ tiên tiến, các nhà làm phim muốn nó trông giống như một thành phố thật. Nhưng tìm một nơi như vậy không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Lúc đầu, phim trường của Tomorrowland được đề xuất xây dựng mới toàn bộ, nhưng như vậy rất đắt tiền và tốn thời gian. Một lần tình cờ, nhà sản xuất hiệu ứng hình ảnh Tom Peitzmang bắt gặp một chiếc xe quảng cáo cho một thành phố trông rất hiện đại và ảo diệu của tương lai. Ông đã chụp lại bằng điện thoại và đưa cho đạo diễn Brad Bird. Cuối cùng, họ tìm ra thành phố quảng cáo trên xe đó là City of Arts and Sciences ở Valencia (Tây Ban Nha), do Santiago Calatrava thiết kế. 
 

Nhiều kỷ vật riêng của đạo diễn được đưa vào phim 

Trong Tomorrowland, cửa hàng “Blast from the Past” bán nhiều kỷ vật kỳ quái nhưng vô cùng thú vị, sẽ xuất hiện trong một cảnh của phim. Để tạo ra cảnh này, nhà thiết kế Lin MacDonald đã dành nhiều tháng đi tìm những đồ sưu tầm gồm hàng ngàn thứ, có thứ mua, có thứ sản xuất và có thứ lấy từ bộ sưu tập riêng của Brad Bird. Trong đó, người xem sẽ thấy những kệ truyện tranh, những áp phích phim khoa học viễn tưởng kinh điển, tượng nhân vật Luke Skywalker (trong Star Wars) từ những năm 1970 và thậm chí cả các kỷ vật từ phim Space 1999. 
 

Những khẩu súng ánh sáng gây ấn tượng cực mạnh

Khẩu súng ánh sáng dùng để bắn Athena trong cửa hàng “Blast from the Past” được thiết kế bởi họa sĩ minh họa Tim Flattery của Men in Black nổi tiếng. Những khẩu súng dùng ánh sáng plasma được trang bị ánh sáng tương tác, có thể tràn ra môi trường, làm tăng thêm tính xác thực của bộ phim. Trong những khẩu súng này có gắn một gói pin rất nhỏ nhưng có năng lượng cao. Khi diễn viên bóp cò, khẩu súng bắn ánh sáng tương tác màu đỏ. 
 

Diễn viên nhí liên tục được lắp răng giả

Một chi tiết khó khăn cho các nhà làm phim là phải làm việc với các diễn viên nhí trong thời gian chúng thay răng. Trong phim, có hai ngôi sao nhí là Thomas Robinson (vai Frank lúc nhỏ) và Raffey Cassidy (vai Athena). Khi Raffey đến Vancouver để bắt đầu đóng phim, em đã thay một số răng, vì vậy bác sỹ nha khoa phải lắp răng giả cho em trước khi bắt đầu quay. Sau đó, đến lượt Thomas bắt đầu thay răng liên tục. Chính vì vậy, hai cô bé, cậu bé được các nha sỹ  thi nhau tháo, lắp răng giả trong suốt thời gian quay Tomorrowland.
 

Sao nhí Raffey Cassidy phải học võ thuật để quay phim

Tham gia vào Tomorrowland diễn viên nhí Raffey Cassidy (vai cô bé Athena) phải trải qua đào tạo bơi lội, thể dục dụng cụ, đu dây và võ thuật. Trọng tâm chính của các lớp đào tạo này là do nhân vật của cô phải tham gia vào một số cảnh hành động khá “nặng đô” trong phim.
 

Bridgeway Plaza cần 6 tháng để xây dựng và nó rộng bằng gần nửa sân bóng đá

Bridgeway Plaza quá lớn đến mức không một ngôi nhà nào có thể chứa được. Ngay chiều cao đáng nể của nó cũng làm khó các nhả sản xuất vì phải tìm được những cần cẩu đủ lớn để giữ những chiếc đèn làm sáng phim trường. Thêm vào đó, họ cần tới ba khoảng thời gian khác nhau để xây dựng bối cảnh phù hợp: năm 1964, khi Frank trẻ lần đầu tiên xuất hiện tại đây; năm 1984, khi Casey nhìn thấy qua chiếc kẹp áo; và năm 2014, khi phần còn lại của câu chuyện diễn ra. Tất cả yêu cầu này khiến các nhà thiết kế cần tới 6 tuần cho mỗi lần thay đổi phim trường, để phù hợp với kịch bản trong từng giai đoạn thời gian.
 

Đường ray được chế tác riêng cho bộ phim

Tại Bridgeway Plaza, người xem thấy một đường ray với đầy đủ các chức năng (được gọi là xe nâng bay). Khi đường ray này xây xong, họ đặt đèn và cho vào trong lồng kính. Lúc này, nó nặng khoảng hơn 15 tấn. Điều này khiến các nhà sản xuất phải nhức đầu mới tìm ra cách để di chuyển chiếc đường ray nặng như vậy đến phim trường, đặt lên cao gần 5m và vận hành nó chính xác như ý muốn. Tuy nhiên, với các nhà cơ khí chuyên nghiệp, họ đã hoàn thành nhiệm vụ và các diễn viên có thể tự tin diễn xuất trên chiếc xe bay thật an toàn.
 

Cánh đồng lúa mì được trồng riêng cho bộ phim
 
Bộ phim bắt đầu quay tại một trang trại ở Pincher Creek, Alberta. Tại đây các nhà làm phim phải thuê hẳn một nông dân trồng riêng thứ lúa mì mùa đông, tạo ra một thảm vàng đặc biệt màu hổ phách, đúng như những gì đạo diễn Brad Bird yêu cầu. Sau đó, đoàn làm phim đã chuyển đến một trang trại ở Enderby, tại Okanagan (British Columbia) để quay cảnh trang trại Walker và cánh đồng ngô. Cánh đồng này cũng được trồng đặc biệt dành riêng cho bộ phim.
 

Phim được quay ở 90 địa điểm khác nhau 

Ngoài phim trường ở Tây Ban Nha và Canada, các địa điểm khác được sử dụng trong quá trình làm phim gồm “Thế giới thu nhỏ” ở công viên Disneyland tại Anaheim (California), bãi biển ở Bahamas,  Paris. Trong phim đã có trên 90 địa điểm được sử dụng, đoàn phim phải di chuyển mười lần.
 

400 diễn viên phụ xuất hiện trong một cảnh dài 60 giây

Thiết kế trang phục Jeffrey Kurland đã phải chế tác cho gần 400 diễn viên phụ trang phục mang phong cách năm 1964 cho cảnh quay tại Hall of Invention và cảnh hội chợ Unisphere Plaza World.
 

Thiết bị phản lực được chế tác rất chi tiết và thuận tiện cho diễn viên

Thiết bị phản lực 1964 được thiết kế cho Frank hồi trẻ (Thomas Robinson) là một kỳ công của kỹ thuật và trí tưởng tượng. Nó có 40 chi tiết lắp ráp khác nhau trên khung và gắn máy hút bụi Electrolux ở hai bên; cáp điều khiển vận hành nhỏ trên lưng; cáp chạy qua các tay cầm máy bay phản lực để diễn viên có thể kiểm soát. Thiết bị này đã được gắn chặt vào một tấm bảng và có thể dễ dàng tháo ra khỏi khung, giúp Thomas không phải mang thứ thiết bị nặng 10kg trên lưng giữa các cảnh quay.
 
 

Đạo cụ và vật liệu chế tạo đạo cụ phải phù hợp với mốc thời gian của phim

Đối với các đạo cụ và vật liệu chế tạo đạo cụ tạo ra các khoảng thời gian khác nhau của bộ phim gồm 1964, 1984 và 2014, thực sự là một thách thức với các nhà làm phim. Nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất và thiết kế của các đạo cụ cho từng thời kỳ khác nhau. Các chi tiết đã được đoàn phim nghiên cứu cẩn thận để đảm bảo những công nghệ và vật liệu chế tác phải xuất hiện đúng khoảng thời gian cần thiết. 
 
 

Tomorrowland (Thế Giới Bí Ẩn) sẽ ra rạp vào ngày 22/5/2015.

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất