Bài học 1: Hãy tưởng tượng một thứ gì đó hơn cả tiền bạc
Jobs chắc chắn là một nhân viên bán hàng bẩm sinh. Ông hiểu, gần như bằng trực giác, rằng người Mỹ sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua những gì.
Trước khi thành lập Apple với Wozniak, khi còn là một thiếu niên, Jobs đã bán những chiếc "hộp màu xanh" bất hợp pháp — thứ máy móc có thể bắt chước âm báo của điện thoại và cho phép người dùng thực hiện các cuộc gọi đường dài miễn phí — mà Wozniak đã chế tạo. Sau này khi lớn lên, Jobs sẽ nói rằng nếu không có những chiếc hộp màu xanh lam đó thì "đã không có Apple".
Nhưng ngay cả ở vào thời điểm đó, tiền không phải là thứ quan trọng nhất. Hơn bất cứ điều gì, hai người đàn ông ấy thích sử dụng thiết bị điện tử để vượt qua các doanh nghiệp lâu đời thống trị ngành công nghiệp điện thoại.
Trên thực tế, tại nhiều thời điểm khác nhau trong cuộc đời, Jobs cũng đã từng phải sống trong cảnh nghèo đói. Trong bài phát biểu khai giảng năm 2005 đầy tính lan tỏa của mình tại Đại học Stanford, Jobs nói với khán giả rằng sau khi bỏ học tại Đại học Reed, ông đã ngủ trên tầng ký túc xá của bạn bè, gom những chai Coke tái chế để lấy tiền và ăn các bữa ăn miễn phí tại đền Hare Krishna ở địa phương. Cũng có những lúc, ông phải sống trong nhà kho ở sân sau của nhà cha mẹ mình. Ông nói với mọi người rằng ông ấy và Wozniak phát minh ra Apple không phải để làm giàu mà vì họ muốn có một chiếc máy tính cá nhân thực dụng.
Steve Jobs
Bài học 2: Mọi người không biết họ muốn gì cho đến khi bạn cho họ thấy
Có một sự thật là hầu hết chúng ta đều có khả năng hình dung ra thứ gì đó không tồn tại trên đời nhưng sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta một cách đáng kể
Sẽ không có ai nào yêu cầu các rounded corners (góc tròn) trên cửa sổ của hệ điều hành máy tính cá nhân, thứ đã trở thành dấu ấn của các sản phẩm Apple trong 40 năm — đến nỗi hầu hết chúng ta thậm chí không còn chú ý đến chúng nữa. Không có cuộc khảo sát nào có thể gợi ra thiết kế đẹp mắt và giao diện thỏa lòng của màn hình iPhone hay các chức năng tìm kiếm trực quan của iPod. Vào đầu những năm 2000, ở đỉnh cao của Napster (tên được đặt cho ba dịch vụ trực tuyến tập trung vào âm nhạc. Nó được thành lập như một dịch vụ Internet chia sẻ ngang hàng tiên phong, nhấn mạnh việc chia sẻ các tệp âm thanh kỹ thuật số, điển hình là các bài hát âm thanh, được mã hóa ở định dạng MP3) và vi phạm bản quyền âm nhạc, toàn bộ ngành công nghiệp gồm các nhạc sĩ và giám đốc điều hành thu âm — và hàng triệu người tiêu dùng bất hợp pháp — đã không thể hình dung ra cách tải xuống các bài hát một cách an toàn, dễ dàng và hợp pháp. Sau đó, iTunes ra đời
Jobs từng nói: "Công việc của chúng tôi là tìm ra những gì họ muốn trước khi họ nhận ra".
Bài học 3: Đơn giản là tinh tế
Tờ rơi quảng cáo tiếp thị đầu tiên của Apple vào năm 1977 đã nhấn mạnh sức mạng của hai chữ "đơn giản". "Sự đơn giản", dòng tiêu đề của tờ rơi viết, "là sự tinh tế cuối cùng". Đây là tiên đề cơ bản của công ty, và cũng là nguyên lý thúc đẩy rất nhiều thiết kế của Apple kể từ đó tới nay.
Ngay cả ngày nay, các sản phẩm vẫn giữ được nhiều khái niệm đơn giản mà Jobs coi trọng trong những ngày đầu tiên. Điểm và nhấp chuột. Kéo và thả. Không ốc vít nhìn thấy được. Không lộn xộn ở mọi cấp độ, từ hình ảnh cho tới cả các bức tường của các cửa hàng bán lẻ.
Tất nhiên, sự đơn giản không đơn giản như người ta vẫn tưởng. Để làm cho một thứ thực sự đơn giản, thực sự trực quan, bạn phải hiểu từng phần của thứ đó ở mức độ sâu sắc. Isaacson viết: "Để loại bỏ các ốc vít, nút bấm hoặc màn hình điều hướng dư thừa, cần phải hiểu sâu sắc vai trò của từng yếu tố".
Nhưng ý tưởng về sự đơn giản không chỉ áp dụng cho các sản phẩm hoặc trải nghiệm người dùng. Bản thân công ty cần phải tập trung, loại bỏ sự lộn xộn về mặt khái niệm. Khi trở lại Apple vào năm 1997, Jobs đã cắt giảm số lượng máy tính mà công ty đang sản xuất, ông nhấn mạnh rằng thay vào đó họ nên tập trung vào một vài sản phẩm và làm cho chúng vừa phi thường vừa đơn giản đến lạ thường.
Bài học 4: Hãy dám tưởng tượng
Jobs đã tưởng tượng ra một thứ lớn hơn bất kỳ sản phẩm nào. Một cái gì đó hơn cả những công việc kinh doanh sẽ trở thành tài sản của ông. Ông đã tưởng tượng ra một "cách sống" khác. Các nhà phê bình và bình luận có xu hướng tập trung vào những sai sót của ông, vào các tương tác giữa các cá nhân của ông, vào cách tiếp cận khắc nghiệt của ông trong việc quản lý… Và những phần đó trong cuộc đời của Jobs chắc chắn tạo nên một bộ phim truyền hình hấp dẫn. Nhưng sự thật là những gì Jobs tưởng tượng luôn rất rõ ràng với ông, và bản thân ông cũng không buồn để ý tới bất kỳ ai không chấp nhận tầm nhìn của ông ấy về một thế giới đơn giản hơn.
Ông biết điều quan trọng là một thực thể như Microsoft không độc quyền toàn bộ ngành công nghiệp máy tính. Ông biết điều quan trọng là công nghệ không đặt ra những thách thức đáng sợ đối với người tiêu dùng. Ông biết rằng điều quan trọng là phải truyền cảm hứng cho mọi người, như quảng cáo năm 1997 của Apple - "Hãy nghĩ khác đi". Những quảng cáo đó — chiến dịch đầu tiên sau khi Jobs trở lại công ty — bao gồm hình ảnh của Albert Einstein, Bob Dylan, Martin Luther King, Jr. và Muhammad Ali và Mahatma Gandhi và Amelia Earhart và Pablo Picasso. Người sáng tạo, nhà tư tưởng, biểu tượng.
Từ khi bắt đầu sự nghiệp cho đến khi qua đời, Jobs luôn nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta "hãy mơ ước". Ông yêu cầu chúng ta sáng tạo, nổi loạn, thay đổi thế giới. Và hơn bất cứ điều gì khác, Jobs nói chúng ta hãy "dám tưởng tượng"!
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Video được xem nhiều nhất