Ai trong chúng ta cũng sẽ có một khoảng thời gian vô cùng khó khăn, áp lực cuộc sống, chán nản công việc, áp lực học hành, ngại yêu đương. Không ai có được thành công trong một sớm một chiều và cuộc đời cũng không ai thuận buồm xuôi gió.
Đường đời đầy rẫy thử thách, thăng trầm, biến hóa khôn lường, cạm bẫy khó lường là lẽ thường tình. Có 4 cạm bẫy trong cuộc đời, bạn phải vượt qua để sống ý nghĩa hơn mỗi ngày.
Cạm bẫy "cái tôi"
Cái bẫy"cái tôi" nguy hiểm hơn bạn nghĩ. Với một số người có cái tôi quá lớn, họ thường rất bảo thủ, không chịu lắng nghe người khác. Không những thế, một số người quá tự tin vào bản thân. Điều đó dẫn đến kiêu căng, tự phụ, khiến họ dễ mắc sai lầm.
Khi một người bắt đầu tin rằng mình đúng, anh ta sẽ rơi vào cái bẫy "cái tôi" và xem xét mọi thứ theo quan điểm và lợi ích của riêng mình. Dù ai đó có phản bác lại thì anh ta cũng cho rằng điều đó không có giá trị và anh ta sẽ tìm ra vô số bằng chứng để bào chữa cho mình. Khi bạn quá bảo thủ, bạn sẽ không thể phân biệt đúng sai.
(Ảnh minh họa)
Những người tự cho mình là trung tâm, như thể thế giới xoay quanh mình, sẽ vô thức rơi vào tình thế khó xử. Người như vậy có thể mất đi người bạn tốt nhất, người bạn đời chân thành nhất, thậm chí là người mình yêu thương nhất. Vì vậy, dù ở thời điểm nào, chúng ta cũng không nên quá đặt nặng “cái tôi”, hãy chấp nhận quan điểm của người khác và suy xét mọi việc theo nhiều chiều.
Cái bẫy "định kiến"
Những người có sẵn định kiến sẽ mất đi khả năng phân biệt đúng sai. Bởi vì định kiến sẽ khiến anh ta đeo một cặp kính màu, tâm lý và suy nghĩ của anh ta sẽ thay đổi, khó có thể đối xử với mọi người và mọi việc một cách khách quan. Định kiến cũng là một trở ngại trên con đường trưởng thành. Vì vậy, trong cuộc sống, chúng ta không được đối xử với mọi người bằng định kiến và đừng để định kiến làm mờ mắt.
(Ảnh minh họa)
Cái bẫy "tham lam"
Đạo Phật cho rằng “tam độc” tham, sân, si là cội gốc của cái ác của con người. Trong số “tam độc”, tham lam đứng đầu. Lòng tham là một ham muốn bẩm sinh của con người và lòng tham là động lực chính thúc đẩy sự tiến bộ của cá nhân, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
Vì không hài lòng với môi trường sống nên con người mới cố gắng lao động, làm việc để cải tạo môi trường sống của bản thân, xây dựng nhà cửa khang trang, đường sá hiện đại. Tuy nhiên, lòng tham của con người là vô tận. Một khi lòng tham đã vượt quá giới hạn thì lòng tham lại là khởi đầu của cái ác. Tham lam vô độ thực sự là con đường dẫn đến tội ác và cái chết.
(Ảnh minh họa)
Cái bẫy "hoàn hảo"
Có câu nói: "Nước đầy thì tràn, trăng tròn thì khuyết." Đây là quy luật tự nhiên và là triết lý đáng suy nghĩ.
Trong cuộc sống, chúng ta phải tránh cái bẫy "hoàn hảo". Mọi người đều phấn đấu cho sự hoàn hảo nhưng chẳng ai có thể hoàn hảo.
Khi chọn bạn đời, hãy chọn một người bạn đời hoàn hảo, không có khuyết điểm, nếu không tìm được người như vậy, bạn sẽ luôn độc thân, thậm chí sống một mình có đến già. Tuy nhiên, việc quá cầu toàn đôi khi lại khiến bạn mệt mỏi, áp lực. Thay vì quá cầu toàn, bạn hãy hài lòng với cuộc sống của mình, với những gì mình đang có.
Anh Chi/Theo 163
Video được xem nhiều nhất