Báo động việc lạm dụng diễn viên đóng thế trên màn ảnh Hoa
Angelababy nhận cát-xê lên tới 265 tỉ đồng nhưng hiếm khi xuất hiện trên trường quay.
Nguồn cơn khiến diễn viên lười biếng
Cách đây không lâu, một nhân viên đoàn phim Cô phương bất tự thưởng (dự kiến ra mắt trong năm 2017) đã tiết lộ, nữ diễn viên chính của đoàn phim là Angelababy không bao giờ xuất hiện trên phim trường, thay vào đó là diễn viên đóng thế. Người này phải thay bà xã Huỳnh Hiểu Minh đóng phim, đọc lời thoại, thậm chí quay đặc cảnh gương mặt...
Angelababy nhận cát-xê lên tới 265 tỉ đồng nhưng chỉ hoàn thành một nửa trách nhiệm.
Thông tin trên khiến cư dân mạng vô cùng sửng sốt và chỉ trích Angelababy nhận cát-xê cao nhưng không làm đúng phận sự của một người diễn viên. Được biết trong phim này người đẹp nhận cát-xê lên tới 80 triệu NDT (265 tỉ đồng).
Để xác minh thông tin, phóng viên đã liên hệ đến đoàn phim và được biết, Angelababy vì quá bận rộn nên buộc phải sử dụng diễn viên đóng thế.
“Các hoạt động của nữ chính (Angelababy) quá nhiều. Trong hai tháng 5 và 6 vừa qua cô chỉ quay được tổng cộng 30 ngày. Những ngày còn lại đều phải sử dụng diễn viên đóng thế”, nhân viên đoàn phim tiết lộ.
Vì quá bận rộn, các diễn viên thường dùng diễn viên đóng thế cho các cảnh quay không rõ mặt
Người này cho biết thêm, nam chính của phim là Chung Hán Lương chỉ quay trong hai tháng 5 và 6, còn tháng 7 anh phải quay bộ phim khác. Do đó thời gian quay chung của nam nữ diễn viên chính không được quá một tháng.
Việc sử dụng diễn viên đóng thế hay không và sử dụng đến mức độ nào, số lượng diễn viên đóng thế bao nhiêu là đủ... đều là những yếu tố không phải do diễn viên quyết định.
Ông Lý - người từng phụ trách quay các phim cổ trang ăn khách như Mị Nguyệt truyện và Chân Hoàn truyền kỳ cho biết: “Những phim cổ trang đều là tác phẩm kinh phí lớn. Trước đây một đạo diễn là đủ nhưng giờ đây phải cần đến 3 – 4 tổ đạo diễn cùng thực hiện".
Nam nữ diễn viên chính cũng chỉ có hai người. Đoàn phim cũng bị giới hạn thời gian, kinh phí... Thời gian gấp gáp, diễn viên không thể tự mình đảm nhận hết mọi việc, sử dụng diễn viên đóng thế được bao nhiêu thì cố tận dụng bấy nhiêu, như vậy đoàn phim cũng tiết kiệm được khá nhiều tiền.
Sử dụng diễn viên đóng thế, vấy bẩn đạo đức nghề nghiệp
Trong làng điện ảnh Trung Quốc hiện nay, đặc biệt đối với thể loại phim cổ trang thần tượng đang tồn tại hai vấn đề: Những ngôi sao thần tượng nhận cát-xê cao nhưng diễn xuất dở, bị công chúng “ném đá” dữ dội. Một phía khác là diễn viên đóng thế ngày càng xuất hiện nhiều. Họ gần như đảm nhiệm phần lớn các cảnh quay của một diễn viên thực sự.
Thậm chí, các ngôi sao còn nhờ người đóng thay cảnh phải đọc thoại dài
Trước những vấn đề trên, nhiều luồng ý kiến trái chiều được cư dân mạng Trung Quốc bàn tán xôn xao. Theo tổng hợp của trang Sohu, trên weibo của biên kịch nổi tiếng Uông Hải Lâm mới đây tiết lộ về hiện tượng “nhắc lời thoại”.
Uông nhận định: “Ngành điện ảnh cần phải chấn chỉnh và cấm tiệt thể loại nhắc lời thoại. Người diễn viên không thể diễn nổi vai của mình thì còn gọi gì là diễn viên? Các nhà sản xuất cho phép nhắc lời thoại chính là hành vi vô đạo đức”.
Rất hiếm những nghệ sỹ chân chính, dũng cảm từ chối sử dụng diễn viên đóng thế
Biên kịch Uông lấy ví dụ ở Hollywood không bao giờ sử dụng người nhắc lời thoại. Ông lấy ví dụ bộ phim Cloud Atlas có cảnh tài tử Tom Hanks vào vai xác ướp, phải nằm trên mặt đất hàng tiếng đồng hồ nhưng không sử dụng diễn viên đóng thế.
Trả lời trang tin Sohu, Uông Hải Lâm thừa nhận, nhắc lời chính là việc làm ẩu, làm bừa: “Yêu cầu cơ bản đối với một diễn viên là phải tự thuộc lời thoại của mình để cảm nhận tối đa hoàn cảnh, tâm trạng của nhân vật. Anh nhận cát-xê cao như vậy mà không diễn cũng không tự đọc lời thoại, đó chính là vấy bẩn đạo đức nghề nghiệp".
"Diễn viên mà không diễn thì khác nào nhà báo cũng không viết báo, bác sĩ không khám bệnh. Xã hội này như thế thì loạn chắc?”, ông Uông chỉ trích.
Ngay như 1 diễn viên táo bạo như Trương Bá Chi cũng có lựa chọn an toàn
Cũng có ý kiến cho rằng nghề đóng thế còn tồn tại là nhờ tính hợp lý nhất định của nghề. Theo biên kịch Hải Phi từ đoàn phim Con chim se sẻ cho biết: “Diễn viên cần phải ngâm cứu và nung nấu, trăn trở với kịch bản, phải thuộc lời thoại nên rất khó làm tròn hết mọi việc. Trong những cảnh quay từ xa hoặc cảnh hành động có thể giao cho diễn viên có khả năng võ thuật chuyên nghiệp. Việc phân công hợp lý sẽ cho hiệu quả bất ngờ”, ông chia sẻ.
Về vấn đề đạo đức nghệ thuật, ông Lý từ đoàn phim Mị Nguyệt truyện cho rằng, các ngôi sao lên mặt làm chảnh hoặc tự cao cũng là điều nhức nhối: “Song với nhưng đoàn phim có thực lực và chân chính thường rất hiếm xảy ra tình trạng trên. Ví dụ tôi ở đoàn phim của đạo diễn Trịnh Hiểu Long hay Trần Khải Ca và không bao giờ gặp trường hợp diễn viên lên mặt kênh kiệu. Ở đó đạo diễn và diễn viên đều nhiệt huyết và hăng say lao động”.
Lưu từng đóng thế cho Lương Triều Vỹ.
Nói về hiện tượng diễn viên lạm dụng cascadeur, tờ Sohu dẫn lời một diễn viên gạo cội từng căn dặn anh Lưu, người từng đóng thế cho nhiều sao nam tên tuổi như Lương Triều Vỹ, Cổ Cự Cơ...: “Mỗi người đều phải cố gắng hết mình. Bạn không học hành, không tự nâng cao kỹ năng bản thân thì sớm muộn gì cũng bị đào thải, không ai mời bạn đóng phim đâu”.
Thật vậy, nếu không có thực lực, chỉ dựa dẫm vào người khác chắc chắn sự nghiệp của diễn viên đó sẽ không được bền lâu.
Video được xem nhiều nhất