17 chuyện hậu trường vượt nghèo của "Thái tử phi thăng chức ký"
Đạo diễn hé lộ hậu trường cực khổ, "nghèo rớt mồng tơi" của đoàn phim và chuyện bên lề thú vị của các diễn viên.
- Người đẹp của "Thái tử phi thăng chức ký" từng là tình cũ của Lý Dịch Phong
- Bật mí cảnh nóng trong "Thái tử phi thăng chức ký"
- Thiếu kinh phí, phim "Thái Tử Phi Thăng Chức Ký" đành tận dụng triệt để quạt gió
- Màu son hồng gây sốt trong "Thái tử phi thăng chức ký"
- Xót xa trước cảnh nghèo nàn cực độ của phim Thái tử phi thăng chức ký
1. Đoàn phim quay tại phim trường Tượng Sơn tại thành phố Ninh Ba (tỉnh Chiết Giang), chỉ chọn hai bối cảnh chính là nơi ở của Tề Thịnh và nơi ở của Trương Bồng Bồng. Vì thế, thư phòng của thái tử, thư phòng và phòng ngủ của Tề Thịnh khi lên ngôi hoàng đế, bao gồm cung điện của Thái hoàng thái hậu, nhà mẹ đẻ của Bồng Bồng thực chất đều là cùng một địa điểm. Bên cạnh đó, cung Thái tử phi và cung Hoàng hậu của Bồng Bồng, phủ của Triệu Vương, kể cả thanh lâu cũng là cùng một địa điểm.
Cả phim chỉ có hai bối cảnh chính, quay cảnh khác nhau thì sẽ được sơn màu sắc khác nhau để tạo sự khác biệt. |
Nơi ở của Tề Thịnh, cũng là nơi anh chàng ngồi thiết triều. |
2. Do dàn diễn viên đa phần là người mới nên cát-xê không cao. Chi phí tốn kém nhất của đoàn phim là phục trang, riêng vải vóc đã tốn 100.000 tệ (hơn 340 triệu đồng), chủ yếu là vải màn hay vải rèm cửa. Đạo diễn 36 tuổi Lữ Hạo Cát Cát đích thân chọn lựa trang phục và giày dép cho diễn viên trên mạng Taobao mất 4 ngày.
3. Cả bộ phim chỉ quay trong 70 ngày. Cách ngày khởi quay 5 hôm, đạo cụ mới được đưa đến Tượng Sơn. Trong 10 tập đầu, nhất là khi quay tại cung của Thái tử phi, đạo cụ hầu như không có gì ngoài mấy tấm màn, bàn và ít đồ lặt vặt. Do đoàn phim khởi quay khá gấp gáp, khi đi thuê đạo cụ mới phát hiện kho đạo cụ ở Tượng Sơn đã bị đoàn phim Võ thần Triệu Tử Long thuê mang đến phim trường Hoành Điếm hết.
Cả đoàn phim có 5 chiếc bình nhỏ này, được sử dụng rất nhiều lần trong nhiều cảnh khác nhau. |
4. Do thiếu kinh phí, những người hát nhạc phim đều không được trả thù lao. Khi liên hệ với người quản lý của Vu Mông Lung (đóng Cửu Vương), được biết nếu Vu Mông Lung hát sẽ phát sinh chi phí, đoàn phim quyết định từ bỏ. Cuối cùng, nam chính Thịnh Nhất Luân phải tự móc tiền túi 10.000 tệ (khoảng 34 triệu đồng) để thu âm OST cho phim. Quách Tuấn Thần (đóng Dương Nghiêm) cũng tự bỏ 5.000 tệ để thu âm. Sau khi phim gây sốt, nhiều fan hài hước bình luận: "Hy vọng đoàn phim kiếm được tiền rồi thì trả lại tiền thu âm cho thái tử và Dương Nghiêm".
5. Cả đoàn phim chỉ có một máy quạt gió bị rò điện, phải đeo bao tay khi điều khiển, nếu trời mưa có thể bị giật chết người. Đạo diễn Lữ Hạo Cát Cát còn kiêm luôn một chân quay phim và điều khiển máy quạt gió. Trong cảnh Bồng Bồng chạy trốn thích khách trong rừng trúc, đạo diễn vác máy quay chạy theo sau đã bị ngã trật chân, phải nhờ hai vị đạo diễn khác cõng suốt một tháng.
Chiếc máy quạt gió duy nhất của đoàn phim, luôn được ưu ái dùng cho Bồng Bồng và Cửu Vương. |
Trong truyện, cảnh Bồng Bồng bị truy sát diễn ra trên thuyền, nhưng đoàn phim lo kinh phí quá cao, quay quá mất thời gian nên đổi thành rừng trúc. Cảnh quay này khiến đạo diễn dính chấn thương. |
6. Hậu cung phi tần của Tề Thịnh chỉ có 4 người, thú vui lớn nhất là ngồi cắn hạt dưa. Hoàng hậu Bồng Bồng cũng chỉ có bánh hoa quế và sầu riêng để ăn. Sầu riêng có thể coi là đồ ăn đắt nhất trong Thái tử phi thăng chức ký, suốt 35 tập phim Bồng Bồng chỉ được ăn duy nhất một quả sầu riêng.
7. Tuy trang phục của Bồng Bồng trông khá chắp vá nhưng cũng được thay đổi nhiều bộ, trong khi đó, trang phục của các phi tử từ đầu phim không được thay đổi. Chiếc quạt của Giang Ánh Nguyệt có thể coi là đạo cụ đẳng cấp nhất hậu cung vì là tác phẩm từ họa sĩ có tiếng ở Trung Quốc Ngô Tư Tuấn.
Bốn vị phi tử của Tề Thịnh từ khi là thái tử cho đến khi lên ngôi hoàng đế. Bốn cô nàng không mưu mô tính kế nhau mà chỉ thích ngồi cắn hạt dưa buôn chuyện làm đẹp. |
Chiếc quạt của Giang thị là đạo cụ có giá nhất trong hậu cung của Tề Thịnh, thảo nào cô nàng cứ dùng nó suốt. |
8. Thái tử "nhà người ta" có long bào hình rồng vàng, thái tử Tề Thịnh mặc áo hình cá vàng may từ vải rèm cửa, đi dép xăng đan và không có quần dài. Khi Tề Thịnh nổi giận đập đồ, các bình sứ đều được ném vào ao nước để có thể mò lên dùng tiếp. Tẩm cung của hoàng đế không có long sàng mà chỉ có tấm đệm trải trên sàn.
9. Lão hoàng đế cho đến khi băng hà cũng chưa từng xuất hiện. Đại lễ lên ngôi hoàng đế cho Tề Thịnh hay lễ sắc phong hoàng hậu của Bồng Bồng bị cắt sạch khỏi nguyên tác, chỉ dùng một câu để thông báo là xong. Bên cạnh đó, không có tiền mượn một em bé sơ sinh đóng phim nên tiểu hoàng tử phải đợi đến khi biết chạy nhảy mới xuất hiện.
Vàng bạc châu báu do 4 vị phi tử quyên góp trong phim toàn là hàng rởm bằng nhựa. Đã vậy, đoàn phim còn chiếu cận cảnh, lộ rõ mấy cái lỗ phía dưới nén bạc giả. |
Tuệ Anh
Video được xem nhiều nhất