Cúng rằm tháng Chạp, đặc biệt lưu ý những điều này

Kiến thức - 31/01/2018, 14:14

Rằm tháng Chạp là ngày rằm cuối cùng trong năm nên việc làm lễ cúng rằm tháng Chạp luôn được mọi người chuẩn bị một cách cẩn thận, chỉn chu và tươm tất.

Rằm tháng Chạp không phải là một ngày rằm đặc biệt trong năm, nhưng đây là ngày rằm cuối cùng của một năm Người Việt coi mùng 1 (Âm lịch) là ngày Sóc, còn ngày rằm (ngày 15 âm lịch hàng tháng) là ngày Vọng để tưởng nhớ đến tổ tiên. Theo phong tục truyền thống thì trong những ngày này, người ta cúng với ý nghĩa: Ngày mùng Một (ngày Sóc) là ngày khởi đầu của một tháng mới cầu điều may mắn và thành công.
 

Rằm tháng Chạp không phải là một ngày rằm đặc biệt trong năm, nhưng đây là ngày rằm cuối cùng của một năm. 

 
Ngày rằm (ngày Vọng) có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời tức là trong ngày này thần thánh, tổ tiên thông thương với con người thì con người chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được những nguyện cầu hơn. Hơn nữa, lễ cúng trong ngày này còn thể hiện mong muốn con người sáng suốt trong sạch, đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng.
 
Tháng Chạp hay còn gọi là tháng thứ 12 âm lịch, là tháng cuối cùng của một năm (năm thường) và tháng thứ 13 (nếu là năm nhuận). Trong tháng Chạp, ngoài hai lễ cúng quan trọng là cúng ông Công, ông Táo và cúng Tất niên thì lễ cúng rằm tháng Chạp cũng được dân gian rất coi trọng.
 
Trong đó, rằm tháng Chạp không phải là một ngày rằm đặc biệt trong năm, nhưng đây là ngày rằm cuối cùng. Nhiều người dân Việt Nam rất coi trọng ngày này như một ngày tổng kết cho một năm và cũng là bước chuẩn bị trước ngày Tết Nguyên đán cận kề.
 
Chính vì vậy, việc làm lễ cúng rằm tháng Chạp luôn được mọi người chuẩn bị một cách cẩn thận, chỉn chu và tươm tất nhất. Đó là tâm lý chung của các gia đình để bày tỏ lòng thành tâm của mình trước khi kết thúc một năm.
 
Tùy từng tập tục của địa phương hay nếp sống của mỗi gia đình mà lễ cúng rằm tháng Chạp có khác nhau về thời gian, đồ lễ, về nghi lễ cúng khấn… Tuy nhiên vẫn có những nét chung trong lễ cúng rằm tháng Chạp.
 
Lễ cúng rằm tháng Chạp
 
Mọi người có thể tiến hành cúng vào ngày 14 hoặc 15 Âm lịch tháng Chạp. Khi cúng nên chuẩn bị những thứ sau đây trong mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp.
 
Đối với nhiều gia đình, mâm cỗ cúng vào ngày Rằm tháng Chạp thường khá tươm tất. Người dân vào ngày Rằm tháng Chạp thường hay mua giò chả thật sớm, thậm chí sẵn sàng xếp hàng chờ đến lượt ở những cửa hàng giò chả nổi tiếng.
 
Trên mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp thường sẽ có thêm bánh chưng. Mâm cơm cúng rằm tháng Chạp thường có: Gà trống luộc, măng miến, canh măng. Ngoài ra, phật thủ, hoa cúc, hoa huệ cũng được nhiều người lựa chọn để dâng lên tổ tiên, ông bà.
 
Một số lễ tục, kiêng kỵ khác trong dịp rằm tháng Chạp
 
Trong dịp rằm tháng Chạp, ngoài việc biện sửa lễ vật cúng rằm, tùy theo phong tục từng địa phương mà một số gia đình còn tiến hành làm sớ cầu an. Việc này được tiến hành tại chùa và gồm tất cả 7 lá sớ, mục đích cầu bình an cho các thành viên trong gia đình. Theo nếp xưa thường khuyên trong ngày này phải giữ cho tâm hồn thanh tịnh, sạch sẽ.
 
Một điều cần chú ý trong ngày rằm đặc biệt cuối cùng của năm này là các bạn không nên vay mượn người khác. Vay tiền vào ngày này có thể trở thành khoản nợ lớn, ảnh hưởng đến vận tài lộc trong năm mới của bạn.
 
Theo Gia đình và xã hội

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất